Bảo quản cho bánh nướng

Trong sản xuất, vấn đề bảo quản bánh luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà sản xuất. Làm sao để bánh có thể bảo quản được lâu ngày mà vẫn giữ được chất lượng của bánh? Đó luôn là câu hỏi của mỗi nhà sản xuất. Mỗi loại bánh đều có hàm lượng sử dụng, cách kết hợp các loại chất bảo quản khác nhau. Chúng ta hãy cũng tìm hiểu chất bảo quản cho bánh nướng, Bánh dẻo trong bài viết này nha.

 Chất bảo quản cho bánh Pía, Bánh dẻo

Giới thiệu về chất bảo quản cho bánh Pía, Bánh dẻo

Trên thị trường có rất nhiều dòng bảo quản sử dụng trong bánh mà hầu hết cơ sở sản xuất vẫn đang sử dụng như: sodium benzoate, sorbate, sorbic,…nhưng hàm lượng sử dụng cho các chất này được Bộ y tế quy định là 1g/1kg sản phẩm. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng hàm lượng đó thì thời gian bảo quản bánh lại không được dài như mong muốn của nhà sản xuất. Vì vậy, sự ra đời của một dòng sản phẩm thay thế được những chất bảo quản cũ, vừa an toàn, hiệu quả tốt hơn là vấn đề cấp thiết.

Công ty TNHH Lime Việt Nam chúng tôi đã nghiên cứu, nhập về sản xuất một dòng bảo quản mới, thay thế được được các dòng bảo quản cũ (sorbic, sorbate, benzoate,..). Với thành phần an toàn, không bị giới hạn hàm lượng được bộ y tế cho phép sử dụng.

CHẤT BẢO QUẢN NASA R102 PLUS

  • Tên gọi: Hỗn hợp phụ gia thực phẩm Nasa R102 Plus
  • Thành phần: hỗn hợp muối acetate, muối erythorbate,…
  • Màu sắc: màu ngà đến vàng nhạt
  • Quy cách: 1Kg và 25Kg
  • Xuất xứ: Nguyên liệu Thái Lan
  • Hàm lượng sử dụng: 2-5g/kg
  • Mục đích sử dụng: chất bảo quản, chất chống oxy hóa, chất điều chỉnh độ acid, chất ổn định,…

Đối tượng sử dụng:

  • Các loại bánh kẹo
  • Mỳ ống, mì dẹt đã được làm chín và các sản phẩm tương tự.
  • Đồ tráng miệng làm từ ngũ cốc tinh bột
  • Bột nhão
  • Các sản phẩm từ gạo đã chế biến hoặc làm chín bao gồm cả bánh gạo(chỉ dùng cho người Á Đông)
  • Các sản phẩm từ đậu nành (không bao gồm các sản phẩm gia vị từ đậu nành thuộc mã nhóm thực phẩm 12.9)
  • Các loại bánh nướng
  • Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt thú nguyên miếng cắt nhỏ đã qua chế biến.
  • Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt thú xay nhỏ đã qua chế biến
  • Thủy sản, sản phẩm thủy sản sơ chế, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai.
  • Thực phẩm mặn ăn liền

CÁCH LÀM BÁNH DẺO TRUNG THU TRUYỀN THỐNG

Vỏ bánh dẻo truyền thống gồm:

  • Nước đường: 68g
  • Dầu thực vật: 2g (giúp bánh mềm)
  • Bột bánh dẻo: 30g (đây là loại bột nếp đã rang chín, đóng bánh xong là ăn luôn)
  • Tinh dầu hoa bưởi: 4 giọt (bỏ nguyên liệu này thì bánh dẻo sẽ thành cục bột nếp bọc đậu xanh mất!)

Nhân bánh dẻo truyền thống, bạn tùy chọn:

  • 50g nhân nhuyễn
  • hoặc 50g nhân thập cẩm
  • Hoặc thêm trứng muối đã nướng chín

Miêu tả việc làm bánh dẻo nhanh gọn trong 10 bước bên dưới:

Bước 1: cân đong nguyên liệu. Lưu ý cho bột vào sau cùng.

Bước 2: trộn đến khi hòa quyện. Bột sánh đặc thế này thì dừng lại luôn.

Bước 3: cho ra tấm silicon hoặc chỗ nào đó chống dính để nhào.

Bước 4: nhào mạnh tay. Miết dài ra. Rồi kéo lại. Giống như làm bánh mì.

Bước 5: lặp lại khoảng 10 lần.

Bước 6: thấy bột mịn, hết các cục vón, là bột đạt!

Bước 7: cán mỏng bột. Rồi cho viên nhân đã nặn từ trước vào giữa.

Bước 8: bọc nhân lại.

Bước 9: chống dính cục bột tròn vo bằng bột dẻo. Bề mặt hơi phấn phấn là chuẩn.

Bước 10: cho vào khuôn lò xo (cũng đã được chống dính) rồi đóng bánh. ẤN MẠNH. GIỮ BÁNH TRONG KHUÔN TẦM 5S-10S ĐỂ BỘT ĐỨNG HÌNH.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *