Bảo quản mỹ phẩm potassium (kali) sorbate là chất bảo quản phổ thông, được sử dụng trong các công thức thực phẩm & mỹ phẩm như một phương pháp thay thế parapen để ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình phát triển của sinh vật, bảo vệ sản phẩm không hư hỏng, potassium sorbate có hiệu quả chống lại nấm men, nấm mốc và nấm men nhưng ít hoạt động đối với vi khuẩn (trừ vi khuẩn aerophile)
Bảo quản mỹ phẩm potassium (kali) sorbate
Nguồn gốc của Potassium Sorbate
- Potassium Sorbate là muối kali của Acid Sorbic – một chất được tìm thấy trong một loại trái cây mọng nước, mọc nhiều ở vùng đồi núi có tên là Sorbus aucuparia.
- Mặc dù có nguồn gốc tự nhiên, tuy nhiên phần lớn Acid Sorbic được sử dụng hiện nay đều được sản xuất tổng hợp.
- Potassium Sorbate được sản xuất công nghiệp bằng cách trung hòa Axit Sorbic với Kali Hydroxit.
- Chất được tổng hợp này hoàn toàn giống với chất có trong tụ nhiên về mặt hoạt tính hóa học và kích thước phân tử.
- Hoạt chất chống ôi mốc sản phẩm kali sorbate
TÍNH CHẤT
Tên hóa học: Kali sorbat, muối kali của acid trans, trans-2,4-hexadienoic
Công thức hóa họC: C6H7KO2
Cấu tạo phân tử: CH3CH=CH-CH=CH-CO2K
Chỉ số quốc tế: E202
Trạng thái: Dạng hạt sùng, hạt tròn
Điểm nóng chảy: 2700C
Độ hòa tan trong nước: 58,5g/100ml (1000C)
Độ hòa tan trong các dung môi khác:
- Hòa tan trong ethanol, propylene glycol
- Ít tan trong aceto
- Rất ít tan trong chloroform, dầu bắp, ether
Chất bảo quản được phép sử dụng Potassium (kali) sorbate
Potassium Sorbate dạng hạt
Tác dụng của Potassium Sorbate
- Potassium Sorbate chủ yếu được dùng làm chất bảo quản thực phẩm.
- Chất này có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm mốc trong nhiều loại thực phẩm như: phô mai, rượu vang, sữa chua, thịt khô, nước ngọt và đồ nướng…
- Ngoài ra, đặc tính này cũng được ứng dụng trong việc kéo dài thời hạn sử dụng của mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.
- Potassium Sorbate được sử dụng trong mỹ phẩm với nồng độ lên đến 1%.
- Thành phần Potassium Sorbate chủ yếu có tác dụng kháng nấm mốc và các loại men nấm.
- Chất này rất hạn chế trong việc kháng khuẩn.
- Cũng chính vì lý do này mà hoạt chất không được xem là chất bảo quản phổ rộng.
- Potassium Sorbate phải dùng chung với các chất bảo quản khác để bảo đảm tính bền vững của công thức.
- Các chất bảo quản thường được đánh giá không tốt trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và chăm sóc da vì nhiều thông tin cho rằng các chất này gây hại đối với sức khỏe con người.
-
Và đây cũng là lý do vì sao các hãng chăm sóc sắc đẹp tự nhiên lại nói không với các thành phần này.
- Tuy nhiên, việc sử dụng chất bảo quản là rất quan trọng đối với chất lượng sản phẩm.
- Các thành phần này sẽ hạn chế sự xuống cấp do vi khuẩn gây ra cũng như giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm bẩn trong quá trình sử dụng.
- Không chỉ vậy, chất bảo quản cũng được thêm vào công thức để hạn chế việc hư hỏng do tiếp xúc với oxy.
- Trong trường hợp này, chất công bảo quản còn được gọi là chất chống oxy hóa.
- Cũng giống như mỹ phẩm, nếu sản phẩm không chứa chất bảo quản dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến hư hỏng hoặc xuống cấp.
- Các sản phẩm sử dụng quanh vùng mắt nếu bị nhiễm khuẩn có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm khác.
- Chất bảo quản giúp hạn chế phát sinh vấn đề này một cách hiệu quả.
Độ an toàn của Potassium Sorbate
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ FDA đã xem xét và công nhận độ an toàn của Potassium Sorbate. Chất này đã nhận được chứng nhận GRAS và được phép dùng trực tiếp trong mỹ phẩm.
Cùng với đó, Hội đồng chuyên đánh giá thành phần mỹ phẩm CIR cũng đã xem xét các dữ liệu khoa học và kết luận rằng Potassium Sorbate hoàn toàn an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.
Nhiều thí nghiệm đã được tiến hành với Potassium Sorbate nồng độ 10%. Nồng độ này cao gấp 10 lần so với nồng độ thường được dùng trong mỹ phẩm. Tuy nhiên, các thí nghiệm này chỉ gây kích ứng da nhẹ và không gây hại cho mắt.
Vào năm 2006, Hội đồng chuyên đánh giá thành phần mỹ phẩm đã xem xét thêm các dữ liệu về Potassium Sorbate và một lần nữa khẳng định lại độ an toàn của chất này.
Theo EWG, Potassium Sorbate nằm ở mức 3/10. Trong đó thang đo này có chỉ số nguy hiểm nhỏ nhất là 1 và tăng dần đều đến 10. Tuy nhiên, một số người vẫn có thể bị di ứng với chất này. Vì vậy những người bị dị ứng cần cẩn trọng.
CÔNG TY LIME VIỆT NAM
95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM.
Bạn muốn đăng ký nhận mẫu thử hoăc muốn tư vấn thêm về sản phẩm.
Vui lòng liên hệ: Ms Ngọc Anh: 0938 365 161
Email: sale1@limefc.com
Rất mong sẽ là đối tác đồng hành cùng quý khách hàng !!!
Các tìm kiếm liên quan đến bảo quản mỹ phẩm potassium (kali) sorbate
- Potassium sorbate trong mỹ phẩm
- Nhược điểm của Kali sorbate
- Chất bảo quản E202 là gì
- Liệu lượng sử dụng Kali sorbate
- Potassium sorbate có hại không
- Chất bảo quản Potassium sorbate là gì
- Chất bảo quản 385
- Kali sorbate có khả năng diệt vi sinh vật nào mạnh