Nguồn gốc và cách sử dụng bơ, (cách làm bơ ngọt ăn bánh mỳ)
Trước khi vào phần cách làm bơ ngọt ăn bánh mỳ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguồn gốc lâu đời của bơ nhé
Nguồn gốc lâu đời của bơ (cách làm bơ ngọt ăn bánh mỳ)
Công nghiệp sản xuất bơ bắt đầu từ khi con người biết vắt sữa bò. Công đoạn đầu tiên, người ta sẽ vớt lớp váng sữa rồi để chúng ở nhiệt độ phòng cho đến khi lên men. Sau đó họ đánh đều bơ để lọc ra được bơ tinh khiết. Bước cuối cùng họ cho bơ đi qua những trục quay lớn có tác dụng làm cho bơ mềm ra, đồng đều về màu, và rồi chúng được đem đi đóng gói.
Bơ được coi là một loại thức ăn thơm ngậy đã xuất hiện từ xa xưa.Bơ có cấu tạo từ chất béo bơ bao quanh những giọt nước và đạm sữa nhỏ xíu.Ở mỗi đất nước khác nhau họ lại có cách dùng bơ khác nhau.
Bơ được dùng phổ biến trong cuộc sống
Trong cuộc sống hàng ngày, bơ có thể áp dụng cho cả bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Chủ yếu là được dùng với bánh mì, khi ăn phết một lớp lên bánh. Trong nấu nướng có thể dùng bơ làm nước xốt, dùng khi rán, khi nướng. Bơ còn dùng để cúng tế lên các vị thần tối cao bơ trong các hủ tục cúng bái vào những dịp đặc biệt, vì độ mềm và dễ tan chảy của bơ nên bơ có tác dụng chữa bỏng, làm dịu nhẹ vết thương hay bơ được coi như một loại thuốc chỉ được bán ở một nơi duy nhất.
Bơ thường được bảo quản trong môi trường thoáng mát, có thể để trong tủ lạnh, tuy nhiên môi trường của tủ lạnh khiến bơ cứng lại, khó phết. Có thể đun chảy bơ với nhiệt độ từ 32-35 độ C.
Trải qua lịch sử lâu dài, bơ trở thành món ăn thiết yếu đặc biệt là đối với người phương Tây. Bơ có rất nhiêu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể con người phát triển và giúp no lâu.
Bơ ngọt (bơ nhạt) là gì, (cách làm bơ ngọt ăn bánh mỳ)
Bơ nhạt hay tiếng anh Unsalted butter là loại bơ không chứa muối, có hương thơm nhẹ và vị ngọt. Bơ nhạt có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, D, canxi, protein, men vi sinh, độ béo tương đối cao. Bơ nhạt được xem là tốt cho sự phát triển của xương, hệ tiêu hóa để cơ thể khỏe mạnh hơn, thành phần chất béo và giúp tăng hương vị và hấp dẫn cho nhiều loại bánh.
Bơ nhạt thông thường phù hợp với những công thức làm bánh cần bơ, những loại bánh không có quá nhiều yêu cầu đặc biệt đều có thể sử dụng bơ nhạt. Đồng thời cũng được sử dụng ăn kèm bánh mì và một số loại bánh khác. Bơ nhạt chỉ nên dùng trong 2 tuần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc sử dụng 6 tháng trên ngăn đông.
Cách làm bơ ngọt ăn bánh mỳ đơn giản từ sữa
Nguyên liệu làm bơ ngọt ăn bánh mỳ
– Nguyên liệu chính: sữa tươi
– Âu đánh to
– Máy đánh trứng
– Nước đá lạnh
Nào, giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm bơ ngọt từ sữa tươi nhé!
Các bước thực hiện cách làm bơ ngọt ăn bánh mỳ bằng sữa tươi
Chuẩn bị những nguyên liệu và dụng cụ sau:
– Nguyên liệu chính: sữa tươi
– Âu đánh to
– Máy đánh trứng
– Nước đá lạnh
Bước 1: Bạn nên mua sữa tươi vừa vắt ra, chưa qua bất kỳ một giai đoạn đun nấu hay tác động nào để làm món bơ này. Bạn nên cho chỗ sữa mua được vào nồi rộng miệng, đậy vung lại và để khoảng 12h. Lúc này trên mặt nồi sữa sẽ xuất hiện một lớp kem béo dày đặc. Dùng muôi hớt hết lớp kem bên trên cho đến khi lộ ra lớp sữa trắng ở phần bên dưới. Lớp kem béo vừa được hớt ra ta sẽ làm bơ.
Bước 2: Phần kem béo vừa vớt được ta nên để chúng ở nhiệt độ phòng khoảng 7-8h. Trong khoảng thời gian này, kem béo sẽ sẽ có quá trình vi khuẩn tự lên men. Sau 7-8h đó, ta sẽ thu được lớp kem béo đặc hơn trướcvà có mùi hơi chua.
Bước 3: Cho phần kem béo đã lên men vào âu đánh trứng đã tiệt trùng sạch sẽ, đánh máy với tốc độ cao, kem này sẽ đặc hơn và tự tách nước, đánh thêm tầm 2-3 phút nữa thì dừng. Chú ý lúc này nên đánh kem ở tốc độ vừa phải rồi từ từ hạ dần xuống thấp nhất để nước từ kem đỡ bắn hơn.
Đã được 2/3 chặng đường rồi đấy các bạn, cùng qua bước tiếp theo nhé.
Bước 4: Sau khi đánh đều kem béo, ta sẽ thu được phần đặc chính là bơ, phần lỏng hơn màu đục chính là sữa. Chúng ta cho phần bơ vào bát sạch, dùng thìa ép cho sữa ra hết.
Phần sữa này có thể uống, làm đồ ăn ngậy hoặc làm bánh đặc biệt là bánh pancake và bánh mì cực ngon.
Bước 5: Cho phần nước đá đã đập nhỏ vào chỗ bơ còn lại, cho máy đánh tiếp khoảng 1 phút rồi lại chắt nước thừa bỏ đi. Cứ lặp lại quy trình này 2-3 lần đến khi nước trong là sản phẩm hoàn thành. Cuối cùng thu được chính là bơ thơm ngon. Bọc kín bơ làm được bằng nilon bọc thực phẩm. Nếu để bơ ở ngăn mát tủ lạnh thì dùng được trong 1 tuần. Còn nếu bơ để ngăn đá sẽ kéo dài thời gian sử dụng lên 2 tháng.
Cách làm bơ từ sữa tươi vô cùng đơn giản và dễ làm phải không? Chỉ với nguyên liệu sữa tươi và những thao tác nhanh gọn, bạn đã có được món bơ thơm ngon rồi.
Cách làm bơ ngọt ăn bánh mỳ tại nhà đơn giản từ trứng
Bơ được làm với nguyên liệu chính là sữa tười, tuy nhiên nếu thích bạn có thể chuyển qua nguyên liệu là trứng gà để hợp với sở thích và để dễ thực hiện hơn nhé
Nguyên liệu làm bơ ngọt
- 1 cái lòng đỏ trứng gà lớn (hoặc 2 cái nếu là trứng gà ta).
• 1 chén dầu ăn
• 1 nhúm đường
• 1 muỗng cà-phê giấm hoặc nước cốt chanh
Cách làm bơ ngọt ăn bánh mỳ tại nhà
Bước 1: Cho lòng đỏ trứng gà, đường, giấm vào tô, dùng máy đánh trứng bằng tay để ở tốc độ nhỏ nhất (hoặc phới) đánh cho đến khi nhạt màu.
Bước 2: Cho 3-4 giọt dầu vào đánh theo 1 chiều cho đến khi hỗn hợp hòa quyện thành lớp kem mịn là được. Tiếp theo rưới từng dòng dầu vào từ từ đánh đều với hỗn hợp lòng đỏ trứng cho hòa quyện. Một lần 1 ít, đánh đến khi hòa quyện hoàn toàn mới rưới tiếp.
Bước 3: Lặp lại thao tác nhiều lần bơ trứng gà sẽ dần bông và sệt lại.
Lưu ý: Cách khắc phục nếu bơ bị tách dầu.
• Trước hết chúng ta phải dừng ngay quá trình trộn lại, để qua một bên và đánh một lòng đỏ trứng đến khi nhạt màu.
• Thêm từ từ hỗn hợp bị hư lúc nãy vào lòng đỏ trứng này và đánh đều lên. Sau khi trộn đều thì hãy thêm dầu vào cho bơ mịn.
• Lưu ý chỉ khuấy đều 1 chiều duy nhất và khuấy đều tay.
• Bảo quản nơi thoáng mát.
Cuối cùng đã có món bơ thơm ngon béo ngậy dùng chung với bánh mì mỗi bữa sáng. Không quá cầu kì cho cách làm bơ ngọt ăn bánh mì đúng không các bạn. Bắt tay vào làm ngay để có món bơ thưởng thức.
Cách bảo quản bơ (cách làm bơ ngọt ăn bánh mỳ)
Phải bảo quản bơ ở dưới 20 độ C
Nguyên tắc đầu tiên trong cách bảo quan bơ đúng là phải để bơ ở nhiệt độ dưới 20 độ C. Đây là nhiệt độ tốt nhất để hạn chế khả năng nảy sinh nấm, mốc, bởi vậy, bạn cần đảm bảo rằng bơ phải được ở trong nhiệt độ này để không bị hỏng nhé. Nếu để ở nhiệt độ cao hơn 20 độ C trong vòng 1 tuần, bơ sẽ biến đổi về chất và trở thành thực phẩm có hại cho sức khỏe.
Bọc thật kín
Đây là cách bảo quản bơ giúp cho các vi khuẩn bên ngoài không xâm nhập được vào bên trong, giữ bơ được lâu hơn. Không nên bọc bơ trong bao nilon hay bao nhựa, vì bơ là những thực phẩm cần trao đổi chất với không khí. Cách tốt nhất là dùng giấy thô hoặc giấy bạc chuyên dụng để bọc bạn nhé!
Dùng dụng cụ cắt thật sạch
Dụng cụ cắt bơ phải thật sạch trong quá trình cắt. Đây là cách bảo quản bơ bằng việc ngăn chặn vi khuẩn từ các dụng cụ xâm nhập vào bơ. Trước khi cắt, bạn ngâm dụng cụ cắt trong nước nóng để diệt vi khuẩn rồi hãy tiến hành cắt nhé!
Không để gần những thực phẩm có mùi nặng
Khi áp dụng các cách bảo quản bơ, nhiều người không bỏ qua hoặc không để tâm đến việc bơ để cạnh các thực phẩm có mùi sẽ rất dễ khiến bơ bị ám mùi. Các thực phẩm này có thể là hành, tỏi, mắm tôm, nước mắm,… không chỉ khiến bơ ám mùi mà có thể khiến dễ hỏng hơn.
Nếu bạn thấy bơ bị mốc ở phía ngoài thì đừng vội bỏ đi nhé, bạn hãy dùng khăn sạch để lau phần mốc đi hoặc dùng dao cắt hết phần bị mốc đi vì vi sinh vật chỉ tấn công phần chất béo trong từng lớp bơ chứ không tấn công vào các lớp bên trong đâu.
Chúc các bạn thành công !
Các tìm kiếm liên quan đến cách làm bơ ngọt ăn bánh mì
- cách làm bơ để cho bánh mì
- cách làm bơ phết bánh mì
- cách làm sốt bơ
- cách làm sốt bơ bánh mì vợ ong vàng
- cách làm bơ từ lòng trắng trứng
- cách làm bơ từ sữa tươi
- bơ ăn bánh mì sandwich
- cách làm sốt mayonnaise