Chả cá được quết đều tay nên có được vị dai ngon, ngọt tự nhiên. Kết hợp cùng một số gia vị và hành lá. Phần chả cá của chúng ta càng có thêm hương vị đậm đà hấp dẫn. Cùng LIME Việt Nam tìm hiểu GUSTO LK07 – BỘT GIÒN DAI CHẢ CÁ VIÊN CHIÊN và CÁCH LÀM CHẢ CÁ NGON để món chả cá viên hấp dẫn, thơm ngon hơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm phụ gia nhưng để lựa chọn một loại phụ gia đáp ứng được nhu cầu khách hàng một điều đáng quan tâm. Vì thế lựa chọn một phụ gia thích hợp rất quan trọng.
xem thêm bài viết Cách tạo cấu trúc giòn dai cho chả cá, cách làm chả cá
GUSTO LK07 – PHỤ GIA TẠO CẤU TRÚC – CÁCH LÀM CHẢ CÁ NGON
Thành phần
- Hỗn hợp phosphat và polyphosphat theo tỷ lệ phù hợp cho mục đích của một chất tạo dẻo.
- Hầu hết các sản phẩm tạo dẻo, tạo dai giòn đều có thành phần như trên.
- Tuy nhiên tùy vào chức năng và sản phẩm của mỗi công ty mà các thành phần được phối trộn theo tỷ lệ thích hợp.
Công dụng
- Chất điều chỉnh độ acid, chất ổn định
- Chất nhũ hóa, muối nhũ hóa, chất làm ẩm
- Chất tạo phức kim loại chất ổn định
- Chất tạo xốp, chất làm dày.
- Tạo độ dẻo cần thiết cho giò sống
- Tăng độ kết dính, tạo nhũ hóa giữa thịt và mỡ.
- Tăng độ dai cần thiết cho chả thẻ.
- Giúp trích ly protein trong thịt, tăng tính liên kết giữa các sợi protein
- Làm cho cấu trúc sản phẩm dai giòn hơn. Bên cạnh đó nó còn giúp ổn định hệ gel, tăng độ dẻo bóng cho mộc.
- Là chất đệm điều chỉnh pH sản phẩm. Như là một anion nhiều hóa trị và cô lập các ion kim loại
- Khả năng đặc biệt của polyphosphate là chúng có khả năng liên kết một đầu với các nhóm mang điện dương. Trong khi đầu còn lại liên kết với nước. Làm tăng khả năng giữ nước. Tăng khả năng liên kết và tăng hiệu suất sản xuất.
- Hoạt hóa protein trong thịt: có khả năng trích ly protein dạng cơ sợi ra khỏi thịt cao hơn và nhanh hơn
- Làm săn kết lại trong khối giò chả thành kết cấu protein bền vững trong quá trình xử lý nhiệt.
Ứng dụng của bột tạo dẻo
- Chả thẻ, giò sống, chả lụa, chả cá viên chiên… Các sản phẩm cần có độ dẻo cho quá trình xay, quết thịt, mỡ.
Hàm lượng sử dụng
- Tùy vào sản phẩm mà hàm lượng sử dụng của phụ gia sẽ dao động từ 3-5gram trên 1kg thành phẩm.
Mô tả ngoại quan
- Sản phẩm là sự phối trộn với tỷ lệ thích hợp.
- Trạng thái: hỗn hợp dạng bột màu trắng dễ dàng phối trộn trong quá trình xay
- Đóng gói: túi 1kg hoặc bao 25kg
- Xuất xứ: nguyên liệu Thái Lan, trực tiếp sản xuất ở Việt Nam.
Phụ gia thực phẩm trong sản xuất chả cá – cách làm chả cá ngon
- Phụ gia làm chả cá hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm. Nhưng để lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt và nhà cung cấp đáng tin cậy là điều đáng lưu ý.
- Đến với công ty chúng tôi “CÔNG TY TNHH LIME VIỆT NAM” – công ty chuyên cung cấp các loại phụ gia thực phẩm, trong đó có phụ gia làm chả cá là một trong những mặt hàng có tính thông dụng ngoài thị trường hiện nay.
Phụ gia làm chả cá có 3 loại chính:
Phụ gia tạo dai giòn: GUSTO LK07
- Công dụng: chất tạo dai giòn thay thế hàn the, chất nhũ hóa, chất tạo xốp, làm dày. Chất tạo phúc kim loại, chất điều chỉnh độ acid.
Phụ gia tạo màu vàng tươi cho sản phẩm: D-XYLOSE
Tính chất
- Là một loại đường đầu tiên được phân lập từ gỗ và được đặt tên theo nó.
- Xyloza được phân loại là một monosacarit thuộc loại aldopentose, có nghĩa là nó chứa năm nguyên tử carbon và bao gồm một nhóm chức aldehyd.
- Nó có nguồn gốc từ hemiaellulose, một trong những thành phần chính của sinh khối
- Công thức phân tử: C5H10O5
- Khối lượng phân tử 150,13 g/mol
- Điểm nóng chảy: 144 to 145°C (291 to 293°F; 417 to 418 K)
- Sản phẩm dạng tinh thể mịn, hình kim, không màu, không mùi, vị ngọt mát, có độ ngọt khoảng 60-70% so với đường mía thông thường (sucrose độ ngọt 100%)
Ứng dụng
- Khác với glucose và fructose, D-Xylose không thể cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- D-Xylose có tác dụng tốt cho sự phát triển Bifidobacterium ở đường ruột của người.
- D-Xylose không làm sản phẩm thịt có mùi vị lạ như các phụ gia có nguồn gốc từ đạm đậu nành
- D-Xylose tạo màu vàng tự nhiên.
- Xylose tăng độ thơm cho sản phẩm.
- D-Xylose cải thiện bề mặt sản phẩm không bị nhăn trong quá trình chế biến
- D-Xylose còn giảm hao hụt trọng lượng cho sản phẩm.
- D-Xylose giữ màu sắc ổn định, chống mùi khét của dầu mỡ.
- Tăng cường và phát huy hương vị tự nhiên của sản phẩm.
- Sản phẩm sau khi gia nhiệt lên màu vàng nhanh, đều và đẹp.
- Tăng giá trị cảm quan, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Giúp sản phẩm chiên mau vàng. Rút ngắn thời gian chế biến
Phụ gia chất bảo quản: ACID SORBIC
- Axit sorbic hay axit 2,4-hexadienoic.
- Là hợp chất hữu cơ tự nhiên được dùng làm chất bảo quản thực phẩm.
- Chất này có công thức hóa học C6H8O2.
- Đây là chất rắn không màu ít tan trong nước và dễ thăng hoa.
- Nó được phân tách lần đầu từ quả berry còn xanh (Sorbus aucuparia)
- Điểm nóng chảy 1350C
- Điểm sôi 2280C
- Độ pH tối ưu cho hoạt động kháng khuẩn là dưới pH 6,5
Ngoài ra có thể dùng tinh bột bắp biến tính làm chất độn trong quá trình sản xuất chả cá.
Xem thêm Cách bảo quản chả cá tươi ngon TẠI ĐÂY:
Cách làm chả cá ngon
***Sơ đồ quy trình sản xuất chả cá
Giải thích quy trình
- Lấy từ fillet và dè cá.
- Nguyên liệu đảm bảo còn tươi, có mùi tanh tự nhiên của thịt cá, không có dấu hiệu ươn hỏng.
Xử lý:
- Loại bỏ các mảnh xương vụn, da vụn, các sợi gân còn sót lại trong phần thịt vụn. Vì các phần này sẽ làm giảm chất lượng của sản phẩm. Ảnh hưởng đến màu sắc cũng như trạng thái của sản phẩm. Đồng thời gây ảnh hưởng cơ học đến máy xay thô ở công đoạn sau.
Rửa:
- Loại bỏ sạch tạp chất và một phần vi sinh vật bám trên nguyên liệu.
- Cho 600g thịt vụn cá vào thau chứa dung dịch nước muối 1%, tỷ lệ thịt vụn cá/ dung dịch nước muối 1% là 1/6, dùng tay để khuấy đảo trong lúc rửa với tốc độ khuấy đảo khoảng 20- 30 vòng/phút. Thời gian rửa là 9 phút/ lần và rửa qua 3 lần.
- Công đoạn rửa được tiến hành ngay trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm. Sau khi rửa xong. Phần nguyên liệu được đựng trong rổ để ráo bớt nước.
Ép tách nước:
- Thịt cá sau khi rửa được bọc vào vải lọc rồi cho vào thiết bị ép tách nước trong thời gian 20 phút với lực ép là 0,25 kg/cm
- Mục đích: loại bỏ bớt nước trong thịt vụn sau khi rửa. Đảm bảo nguyên liệu đưa vào khâu xay thô có hàm ẩm gần giống với nguyên liệu tự nhiên.
- Cho thịt vụn cá từ từ vào máy xay trục vít loại nhỏ (loại xay thịt cá làm surimi) với lỗ sang 0,2 – 0,3 cm.
- Tiến hành xay đều trong 10 phút.
- Quá trình này tạo điều kiện cho gia vị, phụ gia hòa đều vào khối nguyên liệu.
=>Tìm hiểu thêm các dòng máy xay Click vào đây
- Đây là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng của sản phẩm chả cá. Các gia vị và phụ gia được phối trộn theo
- Xay tinh bằng máy xay thịt cá chuyên dụng làm chả thời gian xay 5 phút.
- Quá trình tác động lực cơ học phù hợp làm giãn mạch protein. Cắt đứt các liên kết bậc cao thành các tiểu phần nhỏ.
- Sau đó tạo điều kiện thuận lợi cho các phần tử đó sắp xếp lại với nhau. Tạo thành mạng lưới protein mới có trật tự xác định. Đồng thời khâu xay tinh có tác dụng làm cho hỗn hợp đồng nhất. Phối trộn đều các thành phần với nhau.
Định hình – cách làm chả cá ngon
- Thực hiện thủ công bằng cách phân khối thịt cá xay tinh thành từng miếng nhỏ có khối lượng khoảng 100g, bề dày khoảng 1cm.
- Các miếng chả được định hình đồng nhất và bề mặt phải mịn.
- Thời gian định hình là 30 phút.
Hấp:
- Các miếng chả được hấp trong nồi cách thủy ở nhiệt độ 100oC trong thời gian 10 phút.
- Chả cá sau khi hấp thì được để trong khay sạch có đặt khăn giấy hút nước ở dưới. Rồi để nguội tự nhiên ở nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian 15 – 20 phút.
CÔNG TY TNHH LIME VIỆT NAM
95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM.
Website: luankha.com
Bạn muốn đăng ký nhận mẫu thử hoăc muốn tư vấn thêm về sản phẩm.
Vui lòng liên hệ: Ms Thảo: 0909 549 727
Email: sale7@limefc.com
Các tìm kiếm liên quan đến cách làm chả cá ngon
- Cách làm chả cá trôi
- Cách làm chả cá trắm
- Cách làm chả cá mè
- Cách làm chả cá mối
- Cách làm chả cá basa
- Cách làm chả cá mương
- Cách làm chả cá rô phi ngon như ngoài hàng
- Cách làm chả cá thu