Mọc hay còn được gọi là mộc, giò sống – một nguyên liệu đặc trưng, quen thuộc của ẩm thực Việt Nam. Mọc được làm từ thịt heo xay nhuyễn ướp với các loại gia vị rồi tiến hành xay, quết để tạo độ dai ngon. Cùng Luân Kha tìm hiểu cách làm chả mọc và phụ gia thực phẩm dùng trong chả mọc nhé!
Mọc sau khi làm xong có màu hồng nhạt và quyện thành một khối dẻo dai, mịn màng. Để sống như vậy rồi nặn thành viên để nấu canh, nấu bún, nấu lẩu hoặc chế biến ra vô số món ăn khác. Khi nấu chín, mọc có vị ngon ngọt rất hấp dẫn. Từng viên mọc chín mềm, chắc nịch hơi dai dai, ăn rất ngon mà không có cảm giác ngán ngấy.
Chả mọc là nguyên liệu yêu thích khi chế biến các món canh, bún, đặc biệt là món ăn dành cho trẻ em.
Nguyên liệu làm chả mọc
- Thịt heo: 900g
- Mỡ phần: 250g
- Da heo: 50g
- Đá vụn: 3 muỗng canh
- Nước lạnh: 5 muỗng canh
- Bột nở: 1 gói
- Bột khoai tây: 4 muỗng canh
- Các gia vị khác: 5 muỗng canh dầu ăn, 8 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt tiêu xay.
- Phụ gia tạo dai giòn: ULTRABIND GLM
- Thịt heo bạn có thể sử dụng nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên Luân Kha gợi ý là bạn nên dùng thịt vai, thịt ba chỉ hoặc thịt nạc mông là tốt nhất. Lưu ý, chọn mua phần thịt nạc xen lẫn chút mỡ để mọc có độ thơm béo và không bị khô. Nếu dùng thịt nạc hoàn toàn thì bạn cần bổ sung thêm chút mỡ như hướng dẫn.
- Thịt để làm mọc nhất định phải là thịt heo tươi mới mổ, thịt còn nóng thì càng tốt. Tuyệt đối không mua thịt heo đã để đông lạnh vì sẽ làm giảm chất lượng mọc.
- Với cùng cách làm và nguyên liệu này. Bạn có thể thay thế thịt heo bằng thịt bò để làm giò bò, bò viên (nhưng vẫn dùng mỡ và da heo vì mỡ bò rất nặng mùi). Hoặc dùng thịt đùi gà để làm giò gà, chả gà.
Cách làm chả mọc
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Thịt heo sau khi mua về bạn đem rửa sach, để ráo nước, lọc hết gân rồi thái thịt thành các miếng nhỏ như hạt lựu. Phần mỡ heo bạn cũng làm tương tự. Tiếp đó, bạn cho thịt và mỡ vào tô, trộn đều rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 1 tiếng.
- Trong lúc chờ đợi, bạn rửa sạch da heo đã chuẩn bị, cho vào nồi nước lạnh luộc chín rồi lấy ra thái hạt lựu.
Bước 2: Xay thịt lần 1
- Chuẩn bị sẵn máy xay. Sau 1 tiếng bạn lấy thịt ra khỏi ngăn đá, xúc khoảng 2 muỗng canh thịt cho vào cối. Bật máy xay trong khoảng 10 giây, nghỉ 3 giây rồi lại bật. Xay như vậy 3 lần thì xúc thịt ra ngoài, tiếp tục xay các mẻ khác. Làm tương tự cho đến khi hết thịt.
- Khi xay xong, bạn chia thịt thành 3 phần bằng nhau. Cho từng phần vào cối xay cùng với 1 muỗng canh đá đập nhuyễn,. Tiếp tục xay 3 lần, mỗi lần xay 10 giây. Làm tương tự cho đến khi hết cả 3 phần thịt. Múc thịt ra một cái tô lớn.
Bước 3: Ướp thịt xay với hỗn hợp gia vị
- Bột nở, bột khoai tây bạn cho vào tô với 5 muỗng canh nước lạnh, khuấy thật đều để bột tan hết.
- Bạn cho tất cả các gia vị đã chuẩn bị gồm: 5 muỗng canh dầu ăn, 8 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê đường. 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt tiêu xay. Da heo thái nhỏ, hỗn hợp bột hoà tan vào tô thịt.
- Đeo bao tay ni lông, dùng tay bóp thật đều để các nguyên liệu hòa quyện cùng với nhau. Bạn bóp đến khi hỗn hợp thịt quánh dẻo thì cho vào túi nilong sạch. Dàn mỏng ra rồi cho vào ngăn đá khoảng 3 tiếng.
Trong thời gian đó bạn nên tranh thủ làm các công việc khác.
Xem thêm Video Cách làm giò sống
Bước 4: Xay thịt lần 2
- Bước này được thực hiện tương tự như bước 2, bạn xúc mỗi lần 2 muỗng canh thịt rồi xay trong khoảng 10 giây. Xay 2 – 3 lần cho đến khi thấy thịt mịn màng và dẻo quánh là được. Lúc này, bạn có thể lấy mọc ra tô và sẵn sàng chế biến các món ăn.
- Trong giai đoạn này, để mọc dẻo bóng hơn bạn nên sử dụng Phụ Gia Tạo Cấu Trúc Dai Giòn – ULTRABIND GLM của công ty Luân Kha. Sản phẩm được Bộ Y Tế cho phép sử dụng, hoàn toàn an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng.
- Phụ gia thực phẩm làm giò chả lụa – tác dụng tạo liên kết hóa học giữa protein của thịt, lipit của mỡ cùng với nước và gia vị tạo cấu trúc săn chắc dòn dai cho chả mọc.
- Hàm lượng sử dụng: 5-7g/kg sản phẩm.
Tìm hiểu thêm Cách làm chả lụa thịt heo TẠI ĐÂY
Tham khảo thêm Phụ gia dùng trong sản xuất chả lụa TẠI ĐÂY
Yêu cầu thành phẩm mọc sau khi làm:
- Chả mọc có màu hồng nhạt, thịt và các gia vị hòa quyện với nhau tạo thành một khối đặc dẻo, dai mịn, có thể dùng tay viên lại được.
Lưu ý khi làm mọc:
- Như bạn đã thấy, cách làm chả mọc không khó nhưng để có được thành phẩm mọc dai ngon, chất lượng thì phải có bí quyết riêng, đó chính là quá trình ướp và xay thịt.
- Khi xay thịt, bạn lưu ý không để thịt bị nóng (máy xay nóng rồi truyền nhiệt lên thịt) vì thịt nóng thì mọc sẽ bị bở, ăn không ngon. Chính vì vậy, bạn cần phải dùng nước lạnh, nước đá và cho thịt vào ngăn đá trước khi xay để làm lạnh. Đồng thời xay ngắt quãng để máy xay không bị nóng và truyền nhiệt lên thịt. Khi xay, nếu sờ thấy máy nóng thì bạn nên nghỉ tay rồi mới xay tiếp.
- Để chắc chắn chả mọc không bị bở, khi xay thịt xong hãy thử vo lại rồi luộc chín một viên mọc xem chất lượng ra sao. Nếu cảm thấy mọc đã dai, ngon thì có thể chế biến món ăn. Nếu chưa đạt yêu cầu thì cho thịt vào ngăn đá 1 tiếng nữa, đem xay lại rồi mới sử dụng.
CÔNG TY TNHH LUÂN KHA
95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM.
Website: luankha.com
Bạn muốn đăng ký nhận mẫu thử hoăc muốn tư vấn thêm về sản phẩm.
Vui lòng liên hệ: Ms Thảo: 0909 549 727
Email: sale7@luankha.com
Các tìm kiếm liên quan đến cách làm chả mọc
- cách làm mọc cá
- cách làm mọc thịt lợn mộc nhĩ
- cách làm mọc với mộc nhĩ nấm hương
- cách làm mọc nấm hương
- cách làm chả lụa
- cách làm giò lụa
- cách làm giò sống bằng máy xay thịt
- cách làm giò sống vành khuyên