CHẤT BẢO QUẢN E202 – POTASSIUM SORBATE hay còn được gọi là chất bảo quản INS 202 do Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế quy định, thuộc nhóm Sorbates. Đây là một trong những chất bảo quản thuộc danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế ban hành. Chất bảo quản Potassium Sorbate là muối của acid sorbic, có tác dụng tương tự trong việc chống vi sinh vật sinh sôi phát triển gây nấm mốc thực phẩm.
1. Thông tin sản phẩm chất bảo quản E202 – Kali Sorbat
Chất bảo quản E202 (Potassium Sorbate – Kali Sorbat) là muối kali của acid benzencarboxyic, muối kali của acid phenylcarboxylic, có khả năng chuyển hóa thành acid sorbic trong điều kiện nhất định.
Tên hóa học: Kali sorbat; Muối kali của acid trans, trans-2,4-hexadienoic(1)
Tên thương mại: Kali sorbat
Mô tả: Dạng tinh thể, bột tinh thể hoặc hạt nhỏ có màu trắng hoặc trắng hơi vàng
Chỉ số quốc tế: E202
Công thức hóa học: C6H7KO2
Cấu tạo phân tử:
Khối lượng phân tử: 150,22 g / mol
Lĩnh vực: Phụ gia thực phẩm: Chất bảo quản
Mức nóng chảy: 132-135°C là khoảng nhiệt độ nóng chảy của acid sorbic lấy ra từ mẫu thử
Độ tan: Tan tốt trong nước 58,2g/100ml (20°C); 65g/100ml (100°C); tan trong ethanol
2. Ứng dụng thực tế
2.1 Hướng dẫn sử dụng
– Chất bảo quản E202 nằm trong Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm, quy định trong Phụ lục 1 (Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012)(2)
– Potassium Sorbate có tác dụng gây ức chế nấm mốc và nấm men, ít có tác dụng với vi khuẩn. Có thể ngâm tẩm thực phẩm, phun lên bề mặt thực phẩm hoặc trộn chung với thành phần thực phẩm trong quá trình chế biến. Tùy trường hợp cụ thể mà nó có thể được dùng dưới dạng hòa tan hay hạt tinh thể.
– Potassium Sorbate có thể được sử dụng trong rau củ (bao gồm nấm, rễ, thực vật thân củ và thân rễ, đậu, đỗ, lô hội) tảo biển ngâm trong dấm, dầu, nước muối hoặc nước tương cùng nhiều nhóm thực phẩm khác.
Chất bảo quản E202 có thể dùng trong thực phẩm muối chua.
2.2 Tỷ lệ sử dụng chất bảo quản E202
– Đối tượng sử dụng và hàm lượng theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT văn bản hợp nhất về hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm.
– Đối với mỗi nhóm thực phẩm khác nhau, Bộ Y tế đã quy định liều lượng cho phép sử dụng tối đa riêng. Tuân thủ đúng liều lượng này sẽ đảm bảo cho thực phẩm an toàn đối với người dùng, ngoài ra còn không gây mùi vị lạ, không mất mùi tự nhiên của thực phẩm, kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm.
– Chất bảo quản Potassium Sorbate được dùng nhiều trong các sản phẩm lên men chua, đồ hộp, nước chấm. Liều lượng cụ thể được quy định như sau:
+ Quả ngâm dấm, dầu, hoặc nước muối: tỉ lệ sử dụng không quá 1000 mg/kg
+ Quả ngâm đường: tỉ lệ sử dụng không quá 500 mg/kg
+ Sản phẩm quả lên men: tỉ lệ sử dụng không quá 1000 mg/kg
+ Rau, củ (bao gồm nấm, rễ, thực vật thân củ và thân rễ, đậu, đỗ, lô hội), tảo biển, quả hạch và hạt, hạt nghiền và dạng phết nhuyễn (VD: bơ lạc): tỉ lệ sử dụng không quá 1000 mg/kg
+ Cá, sản phẩm thủy sản hun khói, sấy khô, lên men hoặc ướp muối, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai: tỉ lệ sử dụng không quá 200 mg/kg
+ Sản phẩm thủy sản và cá đã nấu chín: tỉ lệ sử dụng không quá 2000 mg/kg
+ Nước chấm không ở dạng nhũ tương (VD: tương cà chua, tương ớt, sốt kem, nước thịt): tỉ lệ sử dụng không quá 1000 mg/kg
3. Quy cách đóng gói
Khối lượng: 20kg/bao/thùng, 1kg/bao/thùng,
Chất liệu bao bì: Bao PE, bao giấy Kraft đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp quy định của Bộ Y tế về bao gói thực phẩm.
4. Thời hạn sử dụng và bảo quản
– Thời hạn sử dụng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
– Cách bảo quản: tại nơi khô, thoáng mát, không gần nguồn lửa, tránh ánh sáng.
Trên đây, BFC đã tổng hợp sơ lược thông tin cho câu hỏi chất bảo quản E202 là gì. Hy vọng rằng chúng tôi đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm có sử dụng chất bảo quản.
Tìm kiếm có liên quan:
- Chất bảo quản E202
- Chất bảo quản Potassium Sorbate
- Chất bảo quản E202 có hại không
- Chất bảo quản E202 có độc không
- Chất bảo quản 211
- Potassium sorbate
- Chất bảo quản E200
- Nhược điểm của Kali sorbate
Pingback: Mối Hiểm Hoạ Cho Sức Khoẻ Từ Chất Cấm Trong Thực Phẩm