Chất bảo quả Sodium Dehydroacetate và ứng dụng trong sản xuất nước ép cam

Chất bảo quản Sodium Dehydroacetate là chất bảo quản thực phẩm để kéo dài thời gian bảo quản. Có phạm vi kháng khuẩn rộng và không bị ảnh hưởng bởi các giá trị pH. Không tạo ra mùi vị bất thường khi sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm, có thể ngăn ngừa mùi hôi, khó chịu. Nhiều thử nghiệm đã chứng minh rằng sodium dehydroacetate an toàn và gần như không độc hại.

1 Chất bảo quản Sodium Dehydroacetate

  • Thuộc nhóm: Phụ gia thực phẩm – Chất hỗ trợ chế biến
  • Chỉ số INS: E266
  • Tên hóa học: Sodium Dehydroacetate
  • Mô tả: Sodium Dehydroacetate là dạng bột hoặc tinh thể màu trắng hoặc trắng  ngà, không mùi.
  • Công thức hóa học:  C8H7NaO4 (C8H7NaO4.H2O)
  • Cấu tạo phân tử:

  • Xuất xứ: Trung Quốc
  • Quy cách: 25kg/bao
  • Ứng dụng: Chất bảo quản Sodium Dehydroacetate được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm: Bánh bông lan, bánh pía, nước ép, sữa hạt, bơ,…

2. Quy trình sản xuất nước cam ép

2.1 Nguyên liệu

Nguyên liệu chính: Cam

Giá trị dinh dưỡng: Cam cung cấp vitamin C, có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể và tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể…Hàm lượng chất khoáng trong cam khá cao, đặc biệt là canxi chứa nhiều trong vỏ cam giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương.

Flavonoid có trong nước cam sẽ kết hợp với vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ mao mạch.Nước cam tươi còn là nguồn cung cấp phong phú thiamine và folate. Thiamine tham gia vào quá trình tổng hợp năng lượng, còn folate ngăn ngừa những khiếm khuyết như bệnh nứt đốt sống ở bào thai.

Nguyên liệu phụ

Đường:Sử dụng đường saccharose. Tinh thể đường màu trắng, kích thước tương đối đồng đều, tơi, khô, không vón cục.

Nước:Nước phải trong suốt, không màu, không có mùi vị lạ, không chứa các vi sinh vật gây bệnh. Nước phải thỏa mãn chỉ tiêu về độ cứng, độ kiềm, độ oxy hóa, độ cặn và chỉ số vi sinh. Nước sử dụng trong công nghệ chế biến rau quả phải là nước mềm, có độ cứng tạm thời khoảng 0,7 mg đương lượng canxi/lít và độ cứng vĩnh cửu khoảng 0,4- 0,7 mg đương lượng canxi/lít.

Acid citric:Trong công nghiệp sản xuất nước uống, người ta thường sử dụng các acid hữu cơ như acid citric, acid malic,… xúc tác phản ứng thủy phân đường saccharose để tạo dung dịch syrup đường nghịch đảo.

2.2 Quy trình sản xuất nước ép cam

Xem thêm: Quy trình sản xuất nước ép cam

Rửa

Mục đích: Nhằm loại bỏ bụi bặm, đất cát theo nguyên liệu và dây chuyền, giảm lượng vi sinh vật trên bề mặt nguyên liệu. Rửa còn nhằm mục đích tẩy sạch một số chất hóa học gây độc hại được dùng trong kỹ thuật nông nghiệp như thuốc trừ sâu…

Thiết bị : máy rửa chấn động

Lựa chọn

Mục đích: Đối với nguyên liệu rau quả, được thu hoạch từ các vùng trồng trọt để đưa vào sản xuất thường chất lượng của các thành phần không đồng nhất. Ví dụ như trái cây có trái chín, có trái bị dập do quá trình rửa….

Ép

Mục đích: Thu chất dịch trong quả cam.Trong quá trình này hạn chế tối đa sự trích ly tinh dầu và các hợp chất glycoside có trong vỏ quả nhằm nâng cao chất lượng cảm quan cho sản phẩm nước ép quả.

Tách lọc thịt quả

Mục đích: Loại bỏ thịt quả, tinh bột, hợp chất keo, protein… nhằm cải thiện giá trị cảm quan của sản phẩm, chuẩn bị cho quá trình tách vi sinh vật.

Thủy phân bằng enzym :

Sử dụng enzym pectinase.

  • Mục đích:
  • Cắt mạch pectin nên giảm cấu trúc phân tử pectin
  • Giảm độ nhớt của dịch quả
  • Hỗ trợ quá trình lọc membrane, giảm hiện tượng nghẽn hệ thống lọc
  • Tăng hiệu suất thu hồi trong quá trình lọc
  • Ổn định cấu trúc sản phẩm, giảm hiện tượng kết lắng trong quá trình bảo quản sản phẩm.

 Bài khí

Mục đích:Giảm hàm lượng oxy, giảm tốc độ phản ứng oxy hóa. Tách bọt, hỗ trợ quá trình lọc.

Tách vi sinh vật

Mục đích: Loại bỏ vi sinh vật trong sản phẩm, ngăn chặn sự hư hỏng do vi sinh vật.

Tách chất đắng:

Quá trình tách tiến hành theo 2 bước:

  • Bước 1: quá trình lọc màng membrane
  • Bước 2: quá trình hấp phụ chất đắng.
  • Mục đích:

Quá trình lọc membrane: giảm hàm lượng những chất, những phân tử có kích thước trong khoảng 0,1-1 mm; hỗ trợ quá trình hấp phụ chất đắng, hạn chế sự tắt nghẽn trong hệ thống trao đổi ion, tăng hiệu quả của quá trình tách chất đắng.

Quá trình hấp phụ chất đắng” giảm hàm lượng các hợp chất glycoside như naringin, limonin… do khi limonin kết hợp với acid citric tạo ra các hợp chất có vị đắng, giảm chất lượng cảm quan của sản phẩm.

Hệ thống tách dịch quả và tách chất đắng

  • Tách phân tử có kích thước trong khoảng 0,1-1mm :bằng hệ thống màng membrame.

Dịch quả qua hệ thống lọc UF phân thành hai dòng :thịt quả trên màng, dòng dịch qua màng.

  • Tách chất đắng : bằng thiết bị trao đổi ion.

Dòng dịch sau quá trình tách thịt quả tiếp tục được đưa qua thiết bị hấp phụ chất đắng bằng phương pháp trao đổi ion ( limonin, narrigin, polyphenols…).

Chuẩn bị dung dịch syrup đường nghịch đảo

  • Ưu điểm của dung dịch đường nghịch đảo:
  • Tăng hàm lượng chất khô cho syrup
  • Tăng độ ngọt cho syrup
  • Ổn định chất lượng syrup , ngăn hiện tượng tái kết tinh đường,
  • Tăng cường khả năng ức chế hệ vi sinh vật có trong syrup

Nấu syrup:Dung dịch nấu bao gồm tinh thể đường saccharose, nước, acid citric ( 0,3- 0,5%) làm xúc tác cho phản ứng nghịch đảo đường, than hoạt tính.

 Phối trộn :

Mục đích: cải thiện chất lượng sản phẩm, làm cho nước ép có vị hài hòa hơn. Thời gian phối trộn là 15 phút.

Bao gói

  • Mục đích :
  • Bảo quản và hoàn thiện.
  • Thuận tiện chi quá trình bảo quản.

Chiết rót và Dán nhãn

Yêu cầu của sản phẩm :

  • Hàm lượng chất khô 11-11,2%.
  • pH = 4-4,3.
  • Cảm quan: sản phẩm phải có hương vị, màu sắc đặt trưng của nước cam, vị đắng nhẹ, dạng trong không cho phép có sự lắng nhẹ thịt quả ở đấy bao bì.

3. Các sản phẩm liên quan khác chất bảo quản sodium dehydroacetate

Công ty Luân Kha luôn là nhà cung cấp uy tín, đối tác đáng tin cậy song hành cùng sự thành công của khách hàng. Công ty cam kết chỉ sản xuất, cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng. Nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm định, an toàn về sức khỏe, được cục an toàn thực phẩm bộ y tế cấp phép.

Ngoài ra, công ty chúng tôi còn cung cấp hương liệu và phụ gia khác ứng dụng trong sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, thạch,… Tham khảo thêm tại đây:

  • Chất bảo quản bánh bông lan
  • Chất bảo quản bánh in
  • Chất bảo quản bánh nướng
  • Chất bảo quản bánh mì tươi

 

 

 

2 những suy nghĩ trên “Chất bảo quả Sodium Dehydroacetate và ứng dụng trong sản xuất nước ép cam

  1. Pingback: Chất tạo gel CMC (Hà Lan)và ứng dụng trong sản xuất thực phẩm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *