Bột mì (tên tiếng anh là flour) không còn quá xa lạ đối với mỗi con người chúng ta, nhưng liệu bạn có hiểu công dụng của bột mì trong việc làm bánh cũng như bột mì làm từ gì? Ngoài bột mì để làm bánh mì, còn có mấy loại bột mì nào khác nữa không? Hãy cùng tìm hiểu thêm về loại bột này trong bài viết dưới đây nhé.
Bột mì là gì?
Bột mì (Hay còn gọi là Bột lúa mì) là sản phẩm được chế biến từ hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc bằng quá trình xay nghiền và được sử dụng làm nguyên liệu chủ yếu cho sản xuất bánh mì. Lúa mì có nguồn gốc từ Tây Nam Á. Vào khoảng năm 3000 trước công nguyên, lúa mì đã xuất hiện tại Ethiopia, Ấn Độ, Ireland và Tây Ban Nha.
Nó được xem là một loại lương thực cực kì quan trọng cho con người, là loại hạt có sản lượng lớn chỉ sau lúa gạo và bắp. Ban đầu lúa mì chỉ được gieo trồng ở một số nước để làm lương thực nhưng ngày nay, lúa mì được trồng ở nhiều nơi hơn và cũng có nhiều mục đích sử dụng hơn. Lúa mì được dùng để sản xuất bia, rượu, làm bánh mì, bánh, kẹo… Nhiều nơi còn trồng lúa mì để làm thức ăn cho trâu, bò.
Trong quá trình xay, vỏ cám và phôi được tách ra, phần còn lại của hạt lúa mì (nội nhũ) được nghiền nhỏ tới một độ mịn thích hợp để ra thành phẩm là bột mì. Loại bột mì này thường được sản xuất nhiều hơn so với các loại bột khác.
Loại bột mì này có thành phần protein trung bình từ 10 – 12% từ hạt lúa mì cứng (hard) hoặc mềm (soft) và hàm lượng gluten khoảng 11.5%.Khi gặp nước sẽ chuyển hóa thành gluten có công dụng chính là tạo ra kết cấu, độ vững chắc cho bánh. Sợi gluten càng nhiều càng lớn qua quá trình nhào nặn sẽ giúp bánh cứng và dai hơn do đó với những loại như bánh mỳ, bột thường được nhào nặn kỹ hơn. Ngoài ra, bột mì có thể bổ sung cho một số thành phần khác nhau, tùy vào các mục đích công nghệ như:
- Các sản phẩm có hoạt tính enzym vốn được sản xuất từ hạt lúa mì, lúa mạch đen hay từ hạt đại mạch, gluten tươi, bột đậu tương hay bột đậu khác có chất lượng thực phẩm thích hợp.
- Các chất dinh dưỡng: Việc thêm các vitamin, các chất khoáng hoặc các axit amin đặc hiệu nhưng phải phù hợp với pháp luật và quy chế thực phẩm an toàn của nước tiêu thụ sản phẩm.
Phân loại bột mì – Công dụng của bột mỳ
Bột mì có rất nhiều loại khác nhau, nhưng người ta thường chia bột mì thành 2 loại chính là bột mì đen và bột mì trắng. Bột mỳ trắng là loại được qua xử lý nhiều hay ít bằng phương pháp tự nhiên hoặc sử dụng chất hóa học để xử lý hoặc lấy từ lúa mì trắng. Còn bột mì đen được làm từ lúa mì đen. Ngoài việc phân biệt bột mì như trên thì người ta còn chia theo từng công dụng của bột mì, chẳng hạn như dựa trên hàm lượng protein có trong bột. Theo đó, bột mì được chia thành các loại như sau:
Bột mì đa dụng hay bột mì thường (All Purpose Flour): Đúng như tên gọi của nó, đây là loại bột mì được mọi người biết nhiều nhất và công dụng của bột mì này được các thợ làm bánh sử dụng thường xuyên trong các công thức làm bánh quy, bánh mì, bánh ngọt, bánh gato… Loại bột mì đa dụng này không chứa bột nổi.
Bột mì số 8 (cake flour/pastry flour): Là loại bột mì có hàm lượng protein thấp nhất so với các loại bột mì khác, bột mì này có màu trắng tinh, sờ vào rất mịn và nhẹ. Công dụng của bột mì này được sử dụng để làm các loại bánh có kết cấu mềm, bông xốp như bánh cupcake hay bánh bông lan…
Bột mì số 11 (Bread Flour/Bột Mì Cứng/Bột Bánh Mì): Trái ngược với Bột mì số 8 thì loại bột mì này có hàm lượng protein cao nhất cho với các loại bột mì khác. Bột mì số 11 được dùng để làm bánh mì gối, đế bánh pizza, bánh mì baguette… vì nó có kết cấu chắc – dai – giòn và có khả năng tương tác tốt với men nở trong quá trình ủ bột. Bột mì số 11 còn được gọi bằng những tên khác như: bột làm bánh mì hay bột cái cân.
High – Gluten Flour (họ hàng với bột mì số 11): Công dụng của bột mì này dùng để làm các kiểu bánh mì có phần vỏ cứng, giòn như bagel hay đế bánh pizza.
Self – Rising Flour: Là loại bột được trộn sẵn với bột nổi và có khi được trộn chung với một ít muối. Công dụng của bột mì này dùng để làm cookies, cake nhưng ít khi được sử dụng.
Pastry Flour: Màu trắng kem thích hợp để làm vỏ bánh pie, bánh cookies, muffins là công dụng của loại bột mì này. Tuy nó cũng có hàm lượng protein thấp nhưng vẫn cao hơn bột mì số 8.
Sau khi tìm hiểu công dụng của bột mì rồi thì nên mua bột mì ở đâu và mua như thế nào?
Việc mua bột mì sẽ không còn quá khó so với mọi người. Tại Việt Nam, một số nhà máy nhập khẩu cây lúa mì từ nước ngoài, chế biến thành bột mì để cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế. Vì thế, bạn có thể dễ dàng tìm mua bột mì ở các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng đồ khô, cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh hay các siêu thị với giá thành khá bình dân, chỉ từ 20.000 đồng – 80.000 đồng/kg tùy loại. Nhưng điều quan trọng là bạn phải đảm bảo xuất xứ, hạn sử dụng, tên loại sản phẩm, tránh trường hợp muốn mua bột mì số 8 thì lại mua nhầm thành bột mì số 11.
Cách bảo quản bột mì
Khi mua bột mì về, bạn sẽ chỉ sử dụng khoảng một phân nửa hoặc 2/3 gói bột mì bạn đã mua, phần còn lại bạn sẽ cột thun và cất trong tủ, đó cũng là một phần của cách bảo quản để có thể sử dụng cho lần sau. Ngoài ra, bạn cũng có thể đựng bột mì trong các bình hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy kín và để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nguồn nhiệt cao bởi nhiệt độ sẽ dễ làm biến đổi bột mì. Và mỗi khi dùng xong phải đậy kín nắp vì bột dễ bị ẩm sẽ vón cục. Không trộn bột cũ và bột mới vì như vậy sẽ rất dễ dẫn đến hư hỏng. Với 2 cách trên, bạn cũng có thể bảo quản bột trong tủ lạnh để chất lượng luôn tươi ngon và thời gian sử dụng lâu dài hơn.
Để xác định bột mì còn sử dụng được nữa hay không thì cách tốt nhất là lấy bột ra xem hoặc ngửi, không dùng bột đã bị biến màu, có mùi chua hay mùi lạ. Trường hợp bột đã bị mọt thì phải vứt bỏ ngay, đồng thời dùng khăn lau sạch nơi cất bột để diệt hết mọt và trứng mọt còn vương lại.
Tổng kết
Với những kiến thức được chia sẻ ở trên, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như công dụng của bột mì cũng như nên mua bột mì ở đâu vừa chất lượng vừa hợp với túi tiền của bạn, từ đó bạn sẽ yêu thích công việc làm bánh cũng như giúp cho việc làm bánh và nấu ăn của bạn trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Các tìm kiếm liên quan đến công dụng của bột mì
công dụng của bột mì trong nấu ăn
bột mì đa dụng số 8
bột mì đa dụng số 11
bột mì đa dụng làm bánh gì
bột mì ngang
làm bánh bằng bột mì đa dụng
bột mì đa dụng là bột số mấy
bột mì đa dụng làm bánh bao