Bột nở là gì? Các Công thức bột nở sử dụng trong chế biến thức ăn
Công thức bột nở – Câu hỏi “Bột nở là gì?” thì đối với bất kỳ người Đầu bếp hay Chuyên gia làm bánh nào thì bột nở là một trong những nguyên liệu quen thuộc. Vậy nên, Luân Kha sẽ cùng bạn tìm hiểu xem bột nở là gì, cách làm bột nở và công thức hoá học của bột nở nhé!
1. Công thức bột nở – Bột nở là gì?
Bột nở có tên tiếng Anh là Baking Powder, được dùng phổ biến trong ngành thực phẩm, đặc biệt là làm bánh. Thành phần của nó gồm có ¼ baking soda, được kết hợp cùng một số loại muối axit, tinh bột ngô.
2. Công thức bột nở – Công thức hoá học của bột nở
Bột nở có công thức hoá học là NaHCO3 (Natri hiđrocacbonat hay natri bicacbonat). Thường ở dạng bột mịn, trắng, dễ hút ẩm, tan nhanh trong nước, khi có sự hiện diện của ion H+ khí CO2 sẽ phát sinh và thoát ra. Sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hóa chất, thực phẩm, dược phẩm.
3. Công thức bột nở – Công dụng của bột nở
Bột nở được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm (đặc biệt là làm bánh). Hiện nay, nó được chia làm 2 loại: double acting (loại bột nở chứa cả 2 loại acid phản ứng nhanh và chậm), single acting (loại bột nở chứa 1 trong 2 loại acid), 2 loại này có mang lại hiệu quả sử dụng khác nhau.
Trong các công thức làm bánh ngày nay, mọi người thường hay sử dụng double acting vì nó có thể tác động đến bột 2 lần (giai đoạn bột nguội và bột được làm nóng trong lò). Với bột single acting, chủ yếu được dùng trong các ngành công nghiệp nên rất khó để mua được.
Ngoài ra, bột nở cũng được dùng làm đẹp như Baking Soda, tuy nhiên chúng lại có tính axit cao hơn Baking Soda cũng như có giá thành cao hơn nên ít được sử dụng.
4. Công thức bột nở – Cách làm bột nở
Nguyên liệu: Muối nở (muối bicarbonate) và một trong các nguyên liệu sau: kem Tartar, bột ngô (không bắt buộc), sữa bơ, sữa có vị chua hoặc sữa chua, giấm hoặc nước cốt chanh, mật đường, siro làm từ đường mía thô hoặc nước mật đường.
Cách làm:
– Dùng 1/4 thìa cà phê muối nở (và một nguyên liệu có tính axit) để thay cho 1 thìa cà phê bột nở. Bạn cần lưu ý là muối nở mạnh gấp bột nở 4 lần, ví dụ: 1/4 thìa cà phê muối nở = 1 thìa cà phê bột nở; 1/2 thìa cà phê muối nở = 2 thìa cà phê bột nở.
– Dùng nguyên liệu axit phù hợp với công thức. Ví dụ, nếu làm bánh ngọt, bạn nên dùng muối nở với mật đường để bánh có màu mật đường đậm và vị đậm đà.
– Cho muối nở vào nguyên liệu khô và nguyên liệu axit vào nguyên liệu ướt trước khi kết hợp cả hai.
Công thức bột nở – Những loại bánh làm từ bột nở
Bột nở thường được sử dụng trong những loại bánh cần sự tơi xốp, nở tốt, chẳng hạn như: Các loại bánh mì nhanh như Biscuits, Muffins, Scones; các loại bánh ngọt, nhất là bánh bông lan. Ngoài ra, còn có bánh bao, bánh men, bánh Trung thu, một số loại bánh nướng, bánh gato… Với các thành phần được nêu ở trên như muối axit, tinh bột ngô, baking soda thì bột nở sẽ không gây độc hại với cơ thể con người.
Bột nở và Baking Soda có giống nhau hay không?
Hầu hết mọi người đều lầm tưởng 2 nguyên liệu này là một nhưng Baking Soda là dạng chất rắn màu trắng trông giống như bột, có vị mặn và có tính kiềm tương tự như loại soda dùng trong tẩy rửa.
Baking soda có công dụng nhiều hơn so với bột nở, nó được dùng trong nấu ăn, tạo độ xốp cho nhiều loại bánh, thêm vào xốt cà chua hoặc nước chanh để giảm nồng độ axit. Bên cạnh đó nó còn có tác dụng trong việc chữa đau dạ dày, dùng làm nước súc miệng hoặc loại bỏ mảng bám trên răng.
Mua bột nở ở đâu?
Hiện nay, bột nở chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ nên khi tìm mua bạn hãy kiếm với tên Baking Powder. Ngoài các siêu thị, bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng chuyên về nguyên liệu làm bánh. Giá của Baking Powder dao động khoảng 50,000/ kg.
Cách bảo quản bột nở
Bạn có thể bảo quản bột nở trong hộp kín, để nơi khô ráo, tránh không để gần nơi có nhiệt độ cao như bếp, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Hạn sử dụng của bột nở chỉ từ 3 tháng đến 6 tháng. Chính vì vậy, hãy nhớ kiểm tra hạn sử dụng trước khi mua cũng như sử dụng. Một gợi ý dành cho bạn: nếu bột nở bị vón cục thì đó là bột nở sắp không dùng được nữa.
Hy vọng, với bài viết hôm nay, Luân Kha đã giới thiệu được thêm các kiến thức thú vị về bột nở. Chúc các bạn có nhiều niềm vui hơn với công việc bếp núc nhé.
Công thức bột nở – Bột nở là gì? Các loại bột nở và ứng dụng của nó
Đã bao giờ bạn thử cảm giác ăn một chiếc bánh thật chậm để có thể nếm hết sự mềm mại, tơi xốp cùng mùi vị thơm nồng của nó hay chưa? Bạn có thắc mắc người thợ làm bánh đã sử dụng bí quyết gì để chiếc bánh có thể thơm ngon đến bất ngờ như vậy? Đó chính là bột nở. Vậy bột nở là gì? Các loại bột nở và ứng dụng của nó như thế nào? Hãy để bài viết này giải đáp những thông tin trên giúp bạn nhé. Chúng ta vẫn thường nói về sự phong phú và đa dạng của các nguyên liệu trong gian bếp làm bánh. Thế nhưng càng đi sâu vào chi tiết từng nguyên liệu, bạn mới có thể hiểu hết sự độc đáo và thú vị của nó. Chẳng hạn như bột nở là gì? Các loại bột nở và ứng dụng của nó ra sao? Sẽ không mất quá nhiều thời gian nhưng bạn lại thu lượm được khá nhiều điều hay ho từ thứ bột được xem là trợ thủ đắc lực làm nên những chiếc bánh mềm mại và hấp dẫn này đấy.
1. Công thức bột nở – Bột nở là gì?
Bột nở hay còn gọi là Baking Powder là nguyên liệu được dùng phổ biến trong ngành thực phẩm, đặc biệt là làm bánh. Thành phần của bột nở bao gồm có1/4 Baking Soda, một chút tinh bột ngô để giữ cho các thành phần khác khô ráo cùng một số loại muối axit cần thiết để có thể tạo ra lượng khí carbon dioxide cho những sản phẩm men khi nướng. Bột nở có công thức hoá học là NaHCO3, ở dạng bột mịn, màu trắng, dễ hút ẩm và tan nhanh trong nước. Loại bột nở thường dùng phổ biến trong quá trình làm các loại bánh như bánh ngọt, bánh quy, bánh bông lan hay muffins vì có khả năng giúp bánh nở bằng phản ứng hóa học khi sinh ra khí CO2.
2. Công thức bột nở – Các loại bột nở thường sử dụng khi làm bánh
Bột nở không đơn thuần chỉ có một loại duy nhất mà có rất nhiều loại khác nhau. Tùy theo mỗi công thức và loại bánh phù hợp mà thợ làm bánh có thể sử dụng những dạng nguyên liệu giúp chiếc bánh nở đều và tơi xốp hơn. Trong đó, Baking Soda, Baking Power và men nở là những loại thường được sử dụng phổ biến hơn cả.
Baking Soda
Baking Soda hay còn gọi là sodium bicarbonate được sử dụng như một chất men. Baking Soda có kết cấu hạt nhỏ, dạng mịn và màu trắng, an toàn khi sử dụng. Chính vì vậy, Baking Soda được dùng trong nấu ăn, làm bánh như một chất tạo xốp cho nhiều loại bánh như cookies, muffin, biscuits, quẩy… Khi trộn Baking Soda vào bột nhão cùng với vài loại axit (đường nâu, sữa, bột cacao) và đem nướng thì Baking Soda sẽ phân tách thành khí cacbon dioxide làm bánh nở ra.
Baking Power
Cũng giống như Baking Soda, Baking Power cũng là một dạng bột nở với thành phần chính bao gồm là chất tạo bọt, khí, tinh bột ngô và các muối acid (khô). Baking Powder được sản xuất với mục đích tạo độ nở giúp hoàn thiện hương vị chiếc bánh. Loại bột nở này có thể sử dụng trong nhiều loại bánh có hỗn hợp khô, chắc như cookies hay đặc và nặng như brownies, muffin, cupcake, các loại butter cake hay bánh bao…
Men nở
Men nở là nguyên liệu thường sử dụng khi làm bánh mì nhằm giúp bột nở đều hơn trong lúc ủ để chiếc bánh thơm ngon hơn. Có 3 loại men chủ yếu là men tươi, men khô, men instant.
Men tươi thường đóng thành khối, có độ ẩm tốt nên khi sử dụng để làm bánh sẽ rất ngon. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng men tươi khá ngắn và phải bảo quản trong tủ lạnh. – Men khô có màu nâu, hạt thô to. Vì ở dạng khô nên trước khi cho vào bột bánh phải ngâm men bằng nước ấm cho mềm ra. – Men instant thực chất cũng là men khô nhưng khi sử dụng không cần cho vào nước ấm. Men có hạt mịn và có thể trộn trực tiếp với bột bánh. Loại men này sẽ tạo ra nhiều khí gas nên chỉ sử dụng một lượng ít hơn men khô.
3. Công thức bột nở – Ứng dụng của các loại bột nở
Như đã nói ở trên, bột nở là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm. Mặc dù khi làm bánh, việc sử dụng bột nở là điều rất cần thiết tạo nên độ thơm ngon của chiếc bánh nhưng không nên dùng quá nhiều loại nguyên liệu này. Nguyên nhân là bởi khi dùng bột nở quá nhiều sẽ làm cho chiếc bánh bị bở, không mịn màng và có mùi vị khó chịu. Nhưng nếu lại sử dụng quá ít bột nở khi làm bánh lại khiến cho chiếc bánh không có độ tơi xốp và bánh không nở hết. Do vậy, việc sử dụng liều lượng bột nở phù hợp với từng loại bánh khác nhau là điều vô cùng quan trọng.
Khi trộn bột nở vào trong hỗn hợp nguyên liệu, hãy rây và trộn bột thật đều, tránh tình trạng bị vón cục từng chỗ dẫn đến khi nướng bánh sẽ xuất hiện các lỗ to nhỏ trên bề mặt và khiến nó bị mặn hoặc đắng. Với các loại bột nở, sau khi sử dụng nên bảo quản trong hộp kín. Để bột ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc nơi có nền nhiệt cao. Ngoài ra khi chế biến các món ăn, chị em nội trợ có thể dùng bột nở để giúp thực phẩm nhanh nở, chín mà mềm hơn. Ví dụ như muốn hầm các loại đậu, ngũ cốc, hãy hòa một chút bột nở trong chậu ngâm để qua để. Hôm sau tráng lại với nước trước khi nấu sẽ chín rất nhanh. Ngoài ra, sử dụng một lượng nhỏ loại bột này còn có thể ngâm trái cây, rau củ để loại bỏ các chất độc hại. Không phải thứ nguyên liệu nào cũng có thể áp dụng cho tất cả các loại bánh nhưng phải khẳng định rằng, bột nở là loại đặc biệt mà công thức bánh nào cũng cần có. Những thông tin về bột nở là gì? Các loại bột nở và ứng dụng của nó sẽ giúp bạn biết cách sử dụng phù hợp để có những mẻ bánh thật sự xứng đáng nhé.
Searches related to Công thức bột nở
baking soda
dd natri bicarbonat 1,4%