Danh sách các phụ gia thực phẩm, chất điều vị thường thấy

Danh sách các phụ gia thực phẩm, chất điều vị thường thấy

Danh sách các phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản (hóa chất bảo quản) hay cải thiện hương vị và bề ngoài của chúng. Một số phụ gia thực phẩm đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ; ví dụ bảo quản bằng làm dưa chua (với giấm), ướp muối – chẳng hạn như với thịt ướp muối xông khói, hay sử dụng điôxít lưu huỳnh như trong một số loại rượu vang. Với sự ra đời và phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm trong nửa sau thế kỷ 20 thì có thêm nhiều phụ gia thực phẩm đã được giới thiệu, cả tự nhiên lẫn nhân tạo. Một số phụ gia là những hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu dùng liều cao hoặc trong thời gian dài ví dụ Acid Benzoic,…

Danh sách các phụ gia thực phẩm

Danh sách các phụ gia thực phẩm – Đánh số

Để quản lý các phụ gia này và thông tin về chúng cho người tiêu dùng thì mỗi loại phụ gia đều được gắn với một số duy nhất. Ban đầu các số này là các “số E” được sử dụng ở châu Âu cho tất cả các phụ gia đã được chấp nhận. Hệ thống đánh số này hiện đã được Ủy ban mã thực phẩm (Codex Alimentarius Committee) chấp nhận và mở rộng để xác định trên bình diện quốc tế tất cả các phụ gia thực phẩm mà không liên quan đến việc chúng có được chấp nhận sử dụng hay không.

Tất cả các số E đều có tiền tố “E” đi kèm, nhưng các quốc gia ngoài châu Âu chỉ sử dụng các số mà không cần biết là các phụ gia đó có được chấp nhận sử dụng ở châu Âu hay không. Ví dụ, axít axêtic là phụ gia 260, vì thế nó được viết là E260 trên các sản phẩm được bày bán ở châu Âu. Phụ gia 103, alkanet, không được chấp nhận sử dụng ở châu Âu nên nó không có số E, mặc dù nó được chấp nhận sử dụng tại Úc và New Zealand.

Danh sách các phụ gia thực phẩm

Danh sách các phụ gia thực phẩm

Phân loại:

  • Các axít
      • Các axít thực phẩm được bổ sung vào để làm cho hương vị của thực phẩm “sắc hơn”, và chúng cũng có tác dụng như là các chất bảo quản và chống ôxi hóa. Các axít thực phẩm phổ biến là giấm, axít citric, axít tartaric, axít malic, axít fumaric, axít lactic.

    Các chất điều chỉnh độ chua

      • Các chất điều chỉnh độ chua được sử dụng để thay đổi hay kiểm soát độ chua và độ kiềm của thực phẩm.

    Các chất chống vón

      • Các chất chống vón giữ cho các chất bột, chẳng hạn như sữa bột không bị vón cục.

    Các chất chống tạo bọt

      • Các chất chống tạo bọt làm giảm hoặc ngăn chặn sự tạo bọt trong thực phẩm.

    Các chất chống ôxi hóa

      • Các chất chống ôxi hóa như vitamin C có tác dụng như là chất bảo quản bằng cách kiềm chế các tác động của ôxy đối với thực phẩm và nói chung là có lợi cho sức khỏe.

    Các chất tạo lượng

      • Các chất tạo khối lượng chẳng hạn như tinh bột được bổ sung để tăng số /khối lượng của thực phẩm mà không làm ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của nó.

    Các chất tạo màu thực phẩm

      • Chất tạo màu thực phẩm được thêm vào thực phẩm để thay thế các màu sắc bị mất trong quá trình sản xuất hay làm cho thực phẩm trông bắt mắt hơn.

    Chất giữ màu

      • Ngược lại với các chất tạo màu, các chất giữ màu được sử dụng để bảo quản màu hiện hữu của thực phẩm.

    Các chất chuyển thể sữa

      • Các chất chuyển thể sữa cho phép nước và dầu ăn duy trì được thể hỗn hợp cùng nhau trong thể sữa, chẳng hạn trong maiônét, kem và sữa.

    Các chất tạo vị

      • Các chất tạo vị là các phụ gia làm cho thực phẩm hương vị hay mùi cụ thể nào đó và có thể được tạo ra từ các chất tự nhiên hay nhân tạo.

    Các chất điều vị

      • Các chất điều vị làm tăng hương vị sẵn có của thực phẩm.

    Các chất xử lý bột ngũ cốc

      • Các chất xử lý bột ngũ cốc được thêm vào bột ngũ cốc (bột mì, bột mạch v.v) để cải thiện màu sắc của nó hay sử dụng khi nướng bánh.

    Danh sách các phụ gia thực phẩmCác chất giữ ẩm

      • Các chất giữ ẩm ngăn không cho thực phẩm bị khô đi.

    Các chất bảo quản

      • Các chất bảo quản ngăn hoặc kiềm chế sự thối hỏng của thực phẩm bị gây ra bởi các hoạt động của nấm mốc, vi khuẩn hay các vi sinh vật khác.

    Các chất đẩy

      • Các chất đẩy là các loại khí nén được sử dụng để đẩy thực phẩm ra khỏi đồ chứa đựng nó.

    Các chất ổn định

      • Các chất ổn định, tạo đặc và tạo gel, chẳng hạn aga hay pectin (sử dụng trong một số loại mứt hoa quả) làm cho thực phẩm có kết cấu đặc và chắc. Trong khi chúng không phải là các chất chuyển thể sữa thực thụ, nhưng chúng giúp cho các chất thể sữa ổn định hơn.

     Điểm qua Danh sách các phụ gia thực phẩm thường có chứa trong thực phẩm

        • Chất điều chỉnh độ acid hay còn gọi là chất điều chỉnh độ chua
        • Chất điều vị dùng để làm tăng hay cải thiện vị của thực phẩm.
        • Chất ổn định dùng để ổn định hệ phân tán đồng nhất của sản phẩm
        • Chất bảo quản làm chậm quá trình hư hại, oxy hóa hay lên men của thực phẩm.
        • Chất chống đông vón để đề phong sự đông vón tạo sự đồng nhất của thực phẩm.
        • Chất chống oxy hóa dùng để cản trở sự oxy hóa của thực phẩm.
        • Chất chống tạo bọt làm mất khả năng tạo bọt của thực phẩm.
        • Chất độn làm tăng khối lượng của thực phẩm.
        • Chất ngọt tổng hợp dùng để tạo vị cho thực phẩm.
        • Chế phẩm tinh bột làm tăng độ dày, độ đông đặc, độ ổn định và tăng khối lượng cho thực phẩm.
        • Enzyme dùng để xúc tác quá trình chuyển hóa của thực phẩm
        • Chất làm bóng dùng để làm bóng bề mặt của sản phẩm.
        • Chất tạo đặc dùng làm chất độn làm cho sản phẩm trở nên đặc hơn.
        • Chất làm ẩm dùng làm cho sản phẩm có độ ẩm theo ý muốn.
        • Chất làm rắn chắc làm tăng tính rắn chắc, tránh sự vỡ nát của thực phẩm
        • Chất nhũ hóa dùng để tạo ra sự phân tán đồng nhất cho thực phẩm
        • Phẩm màu dùng để tạo màu hay cải thiện màu sắc cho sản phẩm
        • Chất tạo bọt dùng để tạo bọt cho thực phẩm theo ý muốn
        • Chất tạo phức kim loại dùng để cải thiện chất lượng và tính vững chắc của thực phẩm.
        • Chất xử lí bọt
        • Hương liệu để tạo mùi hương cho thực phẩm.

    Danh sách các phụ gia thực phẩm

    Trong danh sách chất phụ gia thực phẩm được nêu ở trên thì có 2 loại rất phổ biến nhưng các nhà sản xuất thường lờ đi hoặc cố tình dùng mánh khóe để khiến người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn là chất điều vị và chất bảo quản. Sau đây là một số chất điều vị và chất bảo quản được sử dụng phổ biến ở Việt Nam:

    a.   Danh sách các phụ gia thực phẩm – Các loại chất điều vị:

    Chất điều vị là một loại chất phụ gia thực phẩm để làm tăng hương vị hiện có của thực phẩm. Chất điều vị có mã trong khoảng 600-699 trong đó 620-629 thuộc về glutamate và guanylate, 630-635 thuộc về inosinate, 636-650 là một số chất khác.

    Danh sách các phụ gia thực phẩm

    Danh sách các phụ gia thực phẩm và kí hiệu của chúng trên sản phẩm

    –    Axit glutamic (E620)
    –    Natri glutamate, MSG (E621)
    –    Kali gluatamate (E622)
    –    Caxi diglutamate (E623)
    –    Amoni gluatamate (E624)
    –    Magie digluatamate (E625)
    –    Acid guanylic (E626)
    –    Dinatri guanylate (E627)
    –    Dikali guanylate (E628)
    –    Canxi guanylate (E629)
    –    Axit inosinic IMP, hypoxanthine ribotide (E630)
    –    Dinatri inosinate (E631)
    –    Dikali inosinate (E632)
    –    Canxi inosinate (E633)
    –    Canxi 5’-ribonucleotide (E634)
    –    Dinatri 5’-ribonucleotide (E635)
    –    Maltol (E636)
    –    Ethyl maltol (E637)
    –    Glycine và muối natri của nó (E640)
    –    Leucin (E641)
    –    Lysine hydrochloride (E642)
    –    Kém acetate (E635)

    Trong Danh sách các phụ gia thực phẩm chất điều vị trên thì có 3 loại được sử dụng thường xuyên nhất là chất điều vị số 621, 627, 631.

    Chất điều vị 621 là bột ngọt (hay còn gọi là mì chính hay MSG) là muối natri của axit glutamic, dùng để kiến tạo nên protein cơ thể, cần thiết cho sự tăng trưởng, chuyển hóa thần kinh và chức năng của não bộ con người. Ở Viêt Nam, người lớn được khuyến cáo không sử dụng quá 6g/ ngày và trẻ em dưới 18 tuổi tuyệt đối không được sử dụng bột ngọt. Bản thân bột ngọt không phải là chất dinh dưỡng nên không nên lạm dụng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Chất điều vị 627, 631 là siêu bột ngọt đặc biệt phổ biến trong hạt nêm (hoặc bột gia vị), tương đối phổ biến trong các loại nước chấm, các món ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, các loại snack…hay dùng để ướp thịt cá trong quán ăn, nhà hàng. Nó hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ là tăng cảm giác ngọt. Nếu lạm dụng có thể gây ra các loại bệnh như Gout hoặc sử dụng lâu dài sẽ gây ra các bệnh ung thư

    b.   Danh sách các phụ gia thực phẩm các loại chất bảo quản:

    Danh sách các phụ gia thực phẩm

    Nằm trong danh sách chất phụ gia thực phẩm, chất bảo quản là chất được thêm vào thực phẩm để ngăn ngừa, hạn chế hoặc làm chậm sự thối rữa hư hỏng do vi khuẩn gây ra đối với thực phẩm. Chất bảo quản có 2 loại:

        • chất bảo quản tự nhiên
        • chất bảo quản tổng hợp.

    Danh sách các chất bảo quản tổng hợp phổ biến và kí hiệu của chúng trong thực phẩm

        • Canxi sorbat hoặc kali sobrat: dùng cho sản xuất magarin, dùng cho sản xuất phomai, mứt, nước quả với lượng dùng 1g/1kg sản phẩm.
        • Acid Sobric (E200): dùng cho sản xuất phomai, mứt, nước quả với lượng dùng 1g/1kg sản phẩm.
        • Acid Benzoic (E210): dùng cho các loại nước giả khát, rau quả muối chua với lượng dùng tối đa là 1g/1kg sản phẩm.
        • Natri benzoate: dùng trong sản xuất dưa chuột dầm, thủy sản đóng hộp, nước giải khát, rượu vang, nước sốt cà chua, mứt. Lượng dùng 1g/1kg sản phẩm
        • Natri sorbat: dùng cho mứt quả, sữa, bơ, pho mát, bánh kẹo, nước chấm…
        • Kali nitrat: dùng trong sản xuất thịt hộp, thịt muối, thủy sản, lạp xưởng, dăm bông.
        • Kali bisunphit: dùng trong sản xuất khoai tây rán, mứt cô dặc, quả ngâm đường, sản phẩm thịt, thủy sản

    Các chất phụ gia thực phẩm này thường được sử dụng trong một giới hạn được cho phép tuy nhiên thực trạng hiện nay việc sử dụng tràn lan và không có kiểm soát khiến phụ gia thực phẩm đang trở thành một chất độc hại cho sức khỏe.

      Chính vì vậy, cách tốt nhất là chúng ta nên sử dụng những loại thực phẩm tự nhiên nếu có thể để đảm bảo an toàn hoặc tìm hiểu thêm các loại phụ gia thực phẩm không được phép dùng hoặc liều lượng thích hợp để biết cách phòng tránh thích hợp.

GIỚI THIỆU CÔNG TY PHỤ GIA THỰC PHẨM LUÂN KHA

Luân Kha là công ty phân phối chuyên nghiệp, cung cấp hương liệu, phụ gia thực phẩm đặc thù trong lĩnh vực thực phẩm: giò chả, xúc xích, mì sợi, bánh, kẹo, nước giải khát… Là đại diện phân phối của những nhà sản xuất uy tín trên thế giới, Chúng tôi cung cấp những sản phẩm chất lượng, phù hợp với yêu cầu nhằm giúp khách hàng tối ưu hóa hiệu suất sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Xuất phát từ khát vọng thịnh vượng, niềm đam mê kinh doanh và định hướng khách hàng làm trọng tâm, Luân Kha luôn tiên phong trong việc tìm kiếm, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cũng như chia sẽ thông tin các công nghệ tiên tiến, thông qua đó đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Với phương châm “Phát triển của chúng tôi đồng hành cùng với thành công của Khách hàng”, Luân Kha khẳng định mình là một trong những thương hiệu dẫn đầu về phụ gia, hương liệu thực phẩm đáng tin cậy đến các doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ:

7/132 Liên Khu 5-6, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM
Mobile: 0917 93 2727
Email: chanhluan@luankha.com
Web: https://luankha.com

Searches related to danh sách các phụ gia thực phẩm

thông tư 05/2018/tt-byt

phụ gia thực phẩm tiếng anh là gì