E102 màu vàng chanh – Màu thực phẩm

Phẩm màu Tartrazine đã được JECFA cũng như Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) thống nhất quy định mức ăn vào hằng ngày chấp nhận được (ADI) là 7,5mg/kg thể trọng/ngày. E102 màu vàng chanh vẫn nằm trong danh mục các chất phụ gia thực phẩm của Codex (cập nhật 2010) với số hiệu INS102, có quy định đặc tính kỹ thuật, mức ADI=7,5.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TARTRAZINE

  • Được dịch từ tiếng AnhTartrazine là thuốc nhuộm azo màu vàng chanh tổng hợp chủ yếu được sử dụng làm màu thực phẩm. Nó còn được gọi là số E E102, C.I. 19140, FD & C Vàng 5, Vàng axit 23, Vàng thực phẩm 4 và trisodium 1–4–5-pyrazolone-3-carboxylate.
  • Công thức: C16H9N4Na3O9S2
  • Khối lượng phân tử: 534,3 g/mol
  • ID IUPAC: Trisodium (4E)-5-oxo-1-(4-sulfonatophenyl)-4-[(4-sulfonatophenyl)hydrazono]-3-pyrazolecarboxylate
  • Điểm sôi: 870 °C
  • Có thể hòa tan trong: Nước

Cho phép sử dụng phẩm màu E102  Màu vàng chanh trong chế biến thực phẩm

  • Cho đến nay, các nước EU, Mỹ, các nước trong ASEAN và các nước khác vẫn cho phép sử dụng E102 trong chế biến thực phẩm. Các Điều khoản quy định mức tối đa (ML) của E102 cho khoảng 80 loại thực phẩm thuộc các nhóm khác nhau.
  • Nhiều tiêu chuẩn Codex có nêu rõ mức tối đa trong sản phẩm. Ví dụ, tiêu chuẩn Codex cho mỳ ăn liền quy định mức ML cho Tartrazine là 300mg/kg; cho  tương ớt  ở mức Tartrazine là 100mg/kg.
  • Còn tại Việt Nam việc sử dụng phầm màu E102 đã quy định cho phép sử dụng trong thực phẩm. Theo đó, nếu sử dụng đúng hàm lượng quy định thì vẫn bảo đảm an toàn.
  • Trước một số thông tin lo ngại về việc sử dụng phẩm màu Tartrazine (E102) đang được nhiều nước trên thế giới cho phép dùng, trong đó có Việt Nam, ngày 7/7/2011, cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay, ở Việt Nam việc sử dụng phẩm màu E102 đã có quy định tại quyết định 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001về “Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” của Bộ Y tế.
  • Trong Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế về “Quy định Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”, có tới 26 nhóm thực phẩm được sử dụng.

Tác hại của phụ gia E102

  • Tartrazine có nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra nó có thể gây độc gene. Sáu trong số 11 nghiên cứu về gene cho thấy Tartrazine có độc. Chẳng hạn, Tartrazine gây ra các phản ứng dị ứng, chủ yếu đối với người nhạy cảm với aspirin, gây ra hiếu động thái quá ở trẻ em.
  • Nó có thể nhiễm tạp các chất như benzidine và 4-aminobiphenyl (bị coi là có thể gây ung thư).
  • Theo tờ CBS News, Tartrazine là một loại chất nhuộm màu thực phẩm được sử dụng trong kem, nước giải khát. Nó là một loại muối natri và có chứa nhiều muối hơn so với khả năng đào thải của cơ thể. Bên cạnh việc gây nên sự hiếu động thái quá ở trẻ em, E102 còn có liên quan với bệnh hen suyễn, gây phát ban da và đau nửa đầu.
  • Các triệu chứng do tác động của Tartrazine đối với người không dung nạp được chất này có thể xảy ra thông qua uống nước, ăn thực phẩm có chứa E102 hoặc qua tiếp xúc với da. Phản ứng có thể bao gồm lo lắng, đau nửa đầu, trầm cảm lâm sàng, mờ mắt, ngứa, sốt từng đợt, cảm giác khó thở và rối loạn giấc ngủ.

Ứng dụng của Tartrazine trong thực phẩm

Sản phẩm có chứa tartrazine thường bao gồm thực phẩm chế biến có màu nhân tạo như vàng, xanh lá cây, nâu và màu kem.

Sau đây là các loại thực phẩm có chứa tatrazine: Món tráng miệng và kẹo ngọt, kem lạnh, bánh kẹo ngọt, các loại bánh tráng miệng, bánh hạnh nhân, bánh quy, bánh sữa trứng, nước giải khát, nước tăng lực, nước uống trong thể thao, đồ uống có cồn,bánh ngô, kẹo cao su, bắp rang bơ, khoai tây chiên, gia vị, mứt, thạch, mù tạt, cải ngựa, dưa chua

Các loại thực phẩm khác: ngũ cốc, mì, gạo, nui…

Các loại thực phẩm khác: siro, dầu ăn…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *