Acid benzoic và muối benzoate, đặc biệt là natri benzoate, được sử dụng trong rất nhiều chủng loại thực phẩm, từ rau củ quả muối chua, nước tương, tương ớt, tương cà, các loại gia vị nước chấm đến bánh mứt, kẹo sôcôla, thạch rau câu, phô mai, đặc biệt là bún tươi. Acid benzoic thường được ghi trên nhãn là E210 và natri benzoate là E211 hay ở ngoài hay nói tắt là phu gia 211.
- Xem thêm bài viết chất bảo quản nào có hại
- Một số chất bảo quản tự nhiên
Tính chất của phụ gia 211
- Phụ gia 211 hay Sodium benzoat (mã quốc tế E211) có công thức hoá học là NaC6H5CO2.
- Nó là muối natri của axit benzoic và tồn tại ở dạng này khi hoà tan trong nước.
- Nó có thể được sản xuất bằng phản ứng giữa natri hydroxit và axit benzoic
- Trong tự nhiên, chất này có thể tìm thấy trong các loại trái cây như nho, táo, đào, mận, việt quất, quế dưới dạng axit xinamic, chất đồng chuyển hóa của axit benzoic, nhóm cây bách, cây đinh hương với hàm lượng từ 10 – 20 mg/kg.
- Chất này được công bố trên nhãn hàng là ‘natri benzoat’ hay E211
- Khối lượng riêng1.497 g/cm3
- Khối lượng mol 144.11 g/mol
- Điểm nóng chảy 300 °C
- Tan được trong nước, khó tan trong dầu
Ứng dụng của phụ gia 211
- Natri benzoate được sử dụng phổ biến như chất bảo quản thực phẩm trong một số loại thực phẩm có tính axit như nước sốt rau trộn, đồ uống lạnh, mứt, nước ép trái cây và một số loại khác.
- Ngoài ra nó còn có những tác dụng quan trọng khác như
- Natri benzoate là một thành phần trong nước súc miệng có chứa cồn.
- Nó được sử dụng để đánh bóng bạc.
- Nó được sử dụng trong pháo hoa để tạo ra tiếng rít lúc châm mồi lửa.
- Natri benzoate là một thành phần trong thức ăn động vật, nhưng chỉ tối đa 0,1%, vì một số động vật như mèo có khả năng chịu kém với axit benzoic.
- Nó được sử dụng để ngăn chặn quá trình lên men trong rượu vang.
- Ngoài ra, muối phụ gia 211 còn được sử dụng trong các sản phẩm như mứt dừa, mứt bí, mứt củ năng và các loại kẹo…
Những lưu ý khi sử dụng phụ gia 211
- Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam và FDA, liều lượng benzoate cho phép trong thực phẩm là 1.000 mg/kg thực phẩm.
- Nghĩa là một trẻ em 5 tuổi, nặng 20kg chỉ có thể ăn tối đa 100g bánh kẹo có sử dụng benzoate theo đúng liều lượng quy định
- Hoặc một người lớn nặng 50kg chỉ có thể sử dụng tối đa 250g bún tươi chứa chất bảo quản đúng theo quy định.
- Chính vì thế, người tiêu dùng nên hạn chế mua các sản phẩm sử dụng Acid benzoic và natri benzoate.
- Để làm được điều đó, việc chú ý đọc kỹ nhãn mác thực phẩm trước khi mua là một thói quen rất tốt.
- Chương trình Quốc tế về An toàn hóa chất khẳng định rằng Natri benzoat sẽ không gây tác dụng phụ ở người nếu dùng 647-825 mg/ kg trọng lượng mỗi ngày.
-
Một số lưu ý khác
- Tại Việt Nam hàm lượng chất này được quy định trong sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm là dưới 0,05% hoặc dưới 0,2% theo trọng lượng sản phẩm và tùy từng loại sản phẩm.
- Theo tổ chức quản lý độc chất quốc tế, Sodium benzoate được phân loại “không có khả năng gây ung thư”
- Mà thuộc nhóm “cần lưu ý đối với một số người” vì nó có thể không phù hợp với cơ địa một số người và gây ra dị ứng cho những người nhạy cảm với hóa chất.
- Mặc dù trên thực tế chất này không gây ra bất kì nguy hiểm nào, nhưng khi sử dụng cần lưu ý đó tránh trộn chất này với axit ascorbic và kali benzoate sẽ tạo thành benzene, một chất có thể gây ung thư.
- Do đó, khi sử dụng chất này cần cẩn thận các lưu ý cần thiết.
CÔNG TY TNHH LIME VIỆT NAM
95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM.
Bạn muốn đăng ký nhận mẫu thử hoăc muốn tư vấn thêm về sản phẩm.
Vui lòng liên hệ: Ms Ngọc Anh: 0938 365 161
Email: sale1@limefc.com
Rất mong sẽ là đối tác đồng hành cùng quý khách hàng !!!
Các từ khóa liên quan đến phụ gia 211
- Chất bảo quản 211 có tốt không
- Chất bảo quản 211 202 là gì
- Cách sử dụng chất bảo quản Sodium benzoate
- Chất bảo quản 202
- Chất bảo quản E202 là gì
- Nhược điểm của natri benzoat
- Natri benzoat thuốc
- Sodium benzoate trong mỹ phẩm