Với sự ra đời và phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm trong nửa sau thế kỷ 20 thì có thêm nhiều phụ gia thực phẩm đã được giới thiệu, cả tự nhiên lẫn nhân tạo. Một số Phụ gia bảo quản cho sữa hạt là những hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe con người nếu dùng liều cao hoặc trong thời gian dài,…Vì vậy để đảm bảo an toàn cho người sử dụng các nhà sản xuất chế biến phải chon những chất bảo quản được phép sử dụng trong thực phẩm và phải tuân thủ theo quy định về hàm lượng cũng như đối tượng thực phầm được phép sử dụng.Bài nài sẽ giới thiệu thêm về Sodium dehydroacetate và một số chất bảo quản thông dụng khác.
Sodium dehydroacetate và một số chất bảo quản thông dụng
Sodium dehydroacetate
Tính chất
-
Thuộc nhóm: Phụ gia thực phẩm – Chất hỗ trợ chế biếnChỉ số INS: 266• Tên hóa học: Sodium Dehydroacetate• Chỉ số quốc tế: E266• Mô tả: Sodium Dehydroacetate là dạng bột hoặc tinh thể màu trắng hoặc trắng ngà, không mùi.• Công thức hóa học: C8H7NaO4 (C8H7NaO4.H2O)• Cấu tạo phân tử:• Lĩnh vực: Phụ gia bảo quản thực phẩm• Khối lượng phân tử: C8H7NaO4 : 190.13C8H7NaO4.H2O: 208.15• Độ tinh khiết: 99,0• Độ hòa tan (25 độ C,g/100g ): Trong propanediol: 48; nước: 33; Glycerin: 15; ethanol : 1; acetone: 0,2.• Tính ổn định: Nó kháng nhiệt và kháng ánh sáng tốt, phơi ngoài nắng không phai màu, không bị phân hủy và bay hơi với hơi nước trong quá trình chế biến thực phẩm. Dung dịch của Sodium Dehydroacetate ổn định ở 1200C trong 2 giờ trong ở môi trường trung tính hoặc một chút kiềm.
Công dụng
- Sodium Dehydroacetate là chất bảo quản thực phẩm để kéo dài thời gian bảo quản.
- Ức chế mạnh nấm men, mốc, vi khuẩn và lượng dùng thấp đã đạt hiệu quả, phổ giá trị pH rộng, chịu được các điều kiện nhiệt độ, ánh sáng và độ mặn
- Không tạo ra mùi vị bất thường khi sử dụng trong qúa trình chế biến thực phẩm.
- Là một trong những chất bảo quản được dùng nhiều nhất trong ngành nước giải khát, bánh kẹo, chế biến thịt, thạch rau câu, sữa, bún phở tươi, bánh tráng quế…
- Thử nghiệm chứng minh rằng natri dehydroacetate có ít tác dụng phụ và độc hại, độ an toàn cao và không tạo ra mùi bất thường trong thực phẩm
Natri Benzoate
Tính chất:
- Natri benzoat(E211) có công thức hoá học là NaC6H5CO2.
- Nó là muối natri của axit benzoic và tồn tại ở dạng này khi hoà tan trong nước.
- Nó có thể được sản xuất bằng phản ứng giữa natri hydroxit và axit benzoic
- Chất này được công bố trên nhãn hàng là ‘natri benzoat’ hay E211
- Khối lượng riêng1.497 g/cm3
- khối lượng mol 144.11 g/mol
- điểm nóng chảy 300 °C
- Tan được trong nước, khó tan trong dầu
Ứng dụng:
- Đồ tráng miệng từ sữa (ví dụ: bánh putđinh,sữa chua trái cây hoặc sữa chua có hương vị…)
- Chất béo thể nhũ tương, chủ yếu loại dầutrong nước, bao gồm cả các sản phẩm được
phối trộn và/hoặc sản phẩm từ chất béo thể nhũ tương có hương vị - Mứt, thạch, mứt quả
- Snack khoai tây, ngũ cốc, bột và tinh bột
- Sản phẩm quả lên men
- Thủy sản và sản phẩm thủy sản hun khói,
sấy khô, lên men hoặc ướp muối, bao gồm
cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai - Sản phẩm trứng dạng lỏng
- Đồ gia vị
- Nước chấm và các sản phẩm tương tự
- Sản phẩm kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo nuga…,không bao gồm các sản phẩm thuộc mã
nhóm 05.1, 05.3 và 05.4 - Mỳ ống, mì sợi đã được làm chín và các sản phẩm tương tự
Sorbate
Tính chất:
- Natri sorbate ,Kali sorbate là muối của sorbic acid
- Nó được tạo nên bởi phản ứng hóa học của sorbic acid với sodium hay potassium hydroxide.
- Nó là một dạng bột tinh thể màu trắng hoặc hơi vàng
- Hòa tan trong nước. Nó là một trong những hóa chất an toàn nhất và phổ biến nhất hiện nay dùng cho chất bảo quản trong thực phẩm
- Tên hóa học: Kali sorbat, muối kali của acid trans, trans-2,4-hexadienoic
- Công thức hóa họC: C6H7KO2
- Cấu tạo phân tử: CH3CH=CH-CH=CH-CO2K
- Chỉ số quốc tế: E202
- Trạng thái: Dạng hạt sùng, hạt tròn
- Điểm nóng chảy: 270 độ 0C
- Độ hòa tan trong nước: 58,5g/100ml (100 độ C)
- Hòa tan trong ethanol, propylene glycol, Ít tan trong aceton, rất ít tan trong chloroform, dầu bắp, ether
Đối tượng sử dụng:
- Phomat và sản phẩm tương tự phomat
- Đồ tráng miệng từ sữa (ví dụ: bánh putđinh,sữa chua trái cây hoặc sữa chua có hương vị…)
- Chất béo thể nhũ tương, chủ yếu loại dầu trong nước, bao gồm cả các sản phẩm được
phối trộn và/hoặc sản phẩm từ chất béo thể nhũ tương có hương vị - Mứt, thạch, mứt quả
- Sản phẩm quả lên men
- Nhân từ quả cho bánh ngọt
- Sản phẩm kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo nuga…, không bao gồm các sản phẩm thuộc mã nhóm 05.1, 05.3 và 05.4
- Mỳ ống, mì sợi đã được làm chín và các sản phẩm tương tự
- Bột nhào (ví dụ: để làm lớp phủ bột hoặc lớp phủ bánh mì cho cá hoặc thịt gia cầm)
- Gia vị, thảo mộc, đồ gia vị
- Cà phê, sản phẩm tương tự cà phê, chè, đồ uống thảo dược và các loại đồ uống nóng từ
ngũ cốc, không bao gồm đồ uống từ cacao
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SỮA BẮP TẠI NHÀ
VIDEO NẤU SỮA NGÔ TẠI NHÀ. THAM KHẢO.
1.THUYẾT MINH QUY TRÌNH
- Nguyên liệu sản xuất sữa ngô:
- Ngô Ngọt
- Sữa Tươi
- Đường
2. Quy trình sản xuất sữa Ngô:
- Lựa chọn và làm sạch nguyên liệu: Sửa dụng ngô mới thu hoạch của các giống ngô ngọt hiện có.chọn các bắp ngô có thời điểm thu hoạch từ 70-80 ngày từ khi gieo trồng, hạt ngô đều , mầu vàng sáng .Bóc hết lá bẹ và râu ngô rồi rửa sạch bắp.
- Cắt hạt: Hiện nay chưa có máy cắt ngô tươi .Trong chế biến sử dụng dao sắc , cắt hạt sát lõi
Nghiền, lọc
Sử dụng máy nghiền có điều chỉnh độ mịn để phá vỡ cấu trúc hạt. Lượng nước sử dụng để nghiền tách bã so với khối lượng hạt khoảng 4:1 - Gia nhiệt, phối trộn phụ gia: Sau khi nghiền . Đun dịch sữa đến trên 50 độ C và cho nguyên liệu phụ gia như đường kính, sữa bột, chất ổn định, nhũ hóa sử dụng trong thực phẩm . Tiếp tục đun dịch tới 90 độ C , tạo điều kiện cho các phu gia tan đều trong sữa. Quá trình gia nhiệt có khuấy trộn liên tục để tránh lắng đáy
Đồng Hóa : dịch sữa sau đó được làm nguội tới 60-70 độ C rồi được đưa vào đồng hóa
Đóng chai - Đóng và dập nút chai sau khi nâng nhiệt. Chai và nút chai phải được rửa sạch . Luộc hoặc tráng bằng nước sôi.
- Thanh trùng: Chế độ thanh trùng tùy thuộc vào sản phẩm , loại bao bì, yêu cầu thời gian bảo quản.
3. Yêu cầu thành phẩm:
- Màu sắc : vàng nhạt
- Trạng thái : sữa mịn , đồng nhất , không phân tầng tách lớp, kết tủa. Khi để lâu cho phép tách lớp nhẹ nhưng lắc vẫn đồng nhất
- Hương thơm đặc trưng của ngô tươi, vị dịu ngọt
4. Các Phụ Gia sản xuất sữa ngô
- Đường cát, ACK…
+ Công dụng : Chất tạo ngọt, ngọt gấp 200 lần đường kính là phụ gia thực phẩm an toàn với liều lượng cho phép. Thường dùng được dùng rộng rãi ở nhiều thực phẩm khác nhau như sữa, nước giải khát bánh kẹo …
+ Liều lượng sử dụng : 0,1-0,2%/kg sản phẩm
- Hương Ngô
+ Công dụng : Tạo hương ngô tự nhiên cho sản phẩm , kích thích cảm quan cho sản phẩm hấp dẫn hơn.
+ Liều lượng và cách sử dụng:0,05 – 0,1% (0,5 – 1g) hương liệu cho vào sản xuất ra 01 kg thành phẩm. Cho Hương ngô vào giai đoạn cuối của quá trình sản xuất. Để đảm bảo phát huy hết tính năng nhiệt độ đảm bảo dưới 70 độ C
- Màu thực phẩm : màu Vàng Chanh
+ Công dụng : Dạng bột nhẹ xốp cho màu sắc tươi và đậm, tỷ lệ sử dụng thấp, tiết kiệm chi phí cho người sản xuất.
+Liều lượng và cách sử dụng : 0 – 7,5 mg/kg thể trọng.
Công Ty Lime Việt Nam luôn là nhà cung cấp uy tín, đối tác đáng tin cậy song hành cùng sự thành công của Quý khách! Chúng tôi cam kết chỉ sản xuất và cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, đẩy đủ kiểm định, an toàn về sức khỏe, được Cục An toàn thực phẩm Bộ y tế cấp phép sử dụng.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm thông tin về Hương liệu này. Nếu có bất kì thắc mắc nào về thì bạn đừng ngại ngần liên hệ với Lime Việt Nam để được giải đáp một cách tận tình.
Các tìm kiếm liên quan đến Phụ gia bảo quản cho sữa bắp:
- Đồ an sữa bắp
- Số đồ quy trình sản xuất sữa bắp
- Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất sữa ngô
- NGHIÊN cứu xây dựng quy trình sản xuất sữa bắp
- Giá dây chuyền sản xuất sữa bắp
- Sữa bắp tiệt trùng
- Chất bảo quản sữa bắp
- Sữa bắp bạn ở đâu
Mình muốn tìm hiểu về chất bảo quản tự nhiên an toàn, dành cho sữa đậu
Nhưng mình thấy bài viết trên chỉ đề cập đến sữa Bắp, vậy Sữa Đậu Nành có thể sử dụng loại chất Phụ Gia này được hay không ? Và mình ở Đà Nẵng thì nên tìm ở đâu để có thể mua chất bảo quản tự nhiên an ?