Tình hình thị trường thịt nguyên liệu ngày càng lên cao và khan hiếm hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu về điều kiện tối ưu hóa chi phí sản xuất nhà sản xuất có xu hướng tìm nguồn thịt đông lạnh thay thế. Tuy nhiên cấu trúc lại không đảm bảo được thị yếu người tiêu dùng. Bài viết này sẽ giới thiệu một số phụ gia tạo giòn dai tăng kết dính cho thịt đông lạnh.
- xem thêm bài viết phụ gia hút nước, giữ nước tăng dai giòn cứng chắc
Một số phụ gia tạo giòn dai tăng kết dính cho thịt đông lạnh
Gluten
- Gluten (tiếng Latin: gluten, “hồ”) là một protein gồm gliadin và glutenin.
- Các chất này liên kết với tinh bột, và tồn tại trong nội nhũ của hạt của một số loại cây hoà thảo, đặc biệt là lúa mì, yến mạch và lúa mạch.
-
Gluten là một họ các protein tìm thấy trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen, lúa mì spenta và lúa mạch.
-
Trong số các loại hạt chứa gluten, cho đến nay lúa mì là loại ngũ cốc được tiêu thụ nhiều nhất.
-
Hai protein chính trong gluten là glutenin và gliadine. Gliadine chịu trách nhiệm gây ra hầu hết các tác hại cho sức khỏe
-
Khi bột được hòa với nước, các protein gluten hình thành nên một mạng lưới chất dẻo dính có độ đặc giống như keo.
-
Đặc tính giống như keo này làm cho bột đã trộn nước trở nên đàn hồi, và cung cấp cho bánh mì khả năng nở ra khi nướng. Nó cũng tạo nên kết cấu dai vừa phải
-
Điều thú vị là cái tên glu-ten có nguồn gốc từ đặc tính giống như keo của bột ướt.
- Gluten có trong các sản phẩm bánh, được dùng để thay thế thịt hoặc bổ sung như chất phụ gia thực phẩm vào nhiều loại đồ ăn chế biến sẵn.
- Chất đạm gluten được dùng trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn như kem, nước dùng, đồ hộp, v.v… Nó cũng được dùng thay thế thịt trong nhiều món ăn chay.
Enzyme TG (Transglutaminase)
Tính chất
- Transglutaminase được tìm thấy rộng rãi trong cơ thể con người, động vật bậc cao, thực vật và vi sinh vật.
- Transglutaminase là một loại enzyme có khả năng tạo liên kết ngang với chính protein của thịt (cá) và với cả protein thực vật (trong đậu nành).
- Transglutaminase có nguồn gốc từ quá trình lên men của vi khuẩn
- Enzym TG (Transglutaminase) , còn được gọi là chất keo cho thịt
- Là một enzyme có tự nhiên trong thực vật và vi khuẩn
- Có khả năng tạo tính năng kết dính các thực phẩm có chứa protein với nhau.
- TG hoạt động như một chất xúc tác, liên kết các phân tử protein với nhau bằng liên kết cộng hóa trị rất mạnh của các acid amin glutamine và lysine.
- Đặc điểm nổi bật là Enzym-TG có thể giúp liên kết các loại thịt khác với nhau để tạo thành khối sản phẩm theo yêu cầu.
- Ví dụ, trong các sản phẩm thịt, nó có thể giúp giữ thịt xông khói bọc chặt chẽ quanh thịt thăn
- Tăng kết cấu thịt để đảm bảo nguyên vẹn lát cát mỏng.
- Điều này giúp cho sản phẩm thịt sau khi sử dụng TG có thể thoải mái cắt lát mỏng hoặc chia nhỏ theo kích thước mong muốn để phục vụ theo yêu cầu sử dụng và tăng cảm quan sản phẩm.
Ứng dụng
Sản phẩm thủy sản
- Việc sử dụng transglutaminase trong công nghiệp thực phẩm bắt đầu với sản xuất surimi thương phẩm ở Nhật Bản.
- Nghiên cứu cũng đã được làm bên ngoài của Nhật Bản liên quan đến các đặc tính của surimi với transglutaminase.
- Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra ảnh hưởng của transglutaminaselên tính của gel surimi.
- Ở surimi khi tính chất gel hình thành thì độ bền và lượng củaliên kết ngang tăng lên, các đầu nặng của myosin đơn phân giảm theo sự có mặt củatransglutaminase.
- Seguro và những người khác cũng đã chứng minh rằngtransglutaminase thêm vào surimi gây xúc tác phản ứng tạo liên kết ngang trong quátrình hình thành.
- Họ có đến 3 µmoles của ε – ( γ – Glu ) Lys crosslinks / 100 g gel, được xem là hiệu quả trong cải thiện thuộc các tính vật lý của gel.
- Transglutaminase được thêm vào nguyên liệu, trộn và phản ứng với protein cá chủ yếu trong quá trình này.
soy protein
Sơ lược
- Đậu nành và các chế phẩm từ đạm đậu nành là những thực phẩm rất quen thuộc đối với người dân châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng. Đậu hũ, tương, chao,… là những món giàu đạm phổ biến mà ai trong chúng ta cũng đã từng ăn qua. Người ăn chay chủ yếu dùng đạm đậu nành để thay thế cho đạm thịt, cá,…
- Đậu nành là nguồn dinh dưỡng quan trọng ở nước châu Á và ngày càng được ưa chuộng ở châu Mỹ, châu Âu. Nhờ việc ứng dụng các công nghệ tiến bộ, người ta đã trích ly riêng chất đạm vốn rất nhiều trong đậu nành. Các chế phẩm đạm đậu nành được sử dụng để chế biến các thực phẩm chức năng như thực phẩm cho trẻ sơ sinh, thực phẩm trong điều trị bệnh,…
- Nhiều nghiên cứu về sự khác nhau giữa các nước trên thế giới cho thấy tại những vùng tiêu thụ nhiều thực phẩm từ đậu nành thì tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường, loãng xương, ít xảy ra hơn. Khoa học ngày nay đã khám phá rằng đạm đậu nành không chỉ là nguồn dinh dưỡng quý hiếm mà còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
- Năm 1999, dựa trên kết quả từ 50 nghiên cứu độc lập, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã công bố : “Chế độ ăn ít chất béo bão hòa và chất cholesterol bao gồm 25g chất đạm đậu nành một ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch”.
Thành phần
- Trong hạt đậu tương chứa Protein (40%), Lipid (12-25%), Glucid (10-15%) có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S, các vitamin A, B1, B2, D, E, F, các enzyme, sáp, nhựa và các acid amin.
- Đây được coi là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế, rất cần thiết cho cơ thể.
- Chính vì thế, các thực phẩm làm từ đậu tương được xem là một loại “thịt không xương” vì chứa tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật.
- Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100 g đậu tương có thể tương đương với lượng đạm trong 800 g thịt bò.
Ứng dụng
- Dùng để tạo mạng lưới giữ nước, tăng kết dính
- Ổn định cấu trúc hiệu quả
- Tạo nhũ hóa liên kết với thịt, mỡ
- Tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm
Gum
Tính chất
- Là một phụ gia thực phẩm phổ biến, chất tạo giòn dai thay thế hàn the được sử dụng trong nhiều sản phẩm
- Là một polysacharide được trích ly từ thực vật hay vi sinh vật
- Có đặc tính làm dày và ổn định cấu trúc
- Có thể tan hoặc không tan trong nước
- Giúp tăng tính liên kết,kết dính trong sản phẩm
- Nhũ hóa chất béo và phân bố chất nhũ tương đều trong sản phẩm
- Bền trong môi trường acid
Đối tượng sử dụng
- Sữa lên men (nguyên chất), không xử lý
nhiệt sau lên men - Cream tiệt trùng, xử lý nhiệt độ cao (UHT),cream trứng và cream đánh trứng, cream
tách béo (nguyên chất) - Mì ống và mì sợi tươi và các sản phẩm tương tự
- Thịt, thịt gia cầm và thịt thú tươi nguyên miếng hoặc cắt nhỏ
- Cá, cá phi lê và sản phẩm thủy sản đông lạnh, bao gồm cả nhuyễn thể, giáp xác, da ga
- Sản phẩm thủy sản sốt kem và xay nhỏ đông lạnh, bao gồm cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai
- Thủy sản và sản phẩm thủy sản đã nấu chín
- Sản phẩm trứng dạng lỏng, đông lạnh
- Đường và siro khác (VD: xyloza, siro từ cây thích, đường dùng phủ bánh)
- Cà phê, sản phẩm tương tự cà phê, chè, đồ uống thảo dược và các loại đồ uống nóng từ
ngũ cốc, không bao gồm đồ uống từ cacao - ….
- Tìm hiểu thêm công dụng của các loại gum
CÔNG TY LIME VIỆT NAM
95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM.
Bạn muốn đăng ký nhận mẫu thử hoăc muốn tư vấn thêm về sản phẩm.
Vui lòng liên hệ: Ms Ngọc Anh: 0938 365 161
Email: sale1@limefc.com
Rất mong sẽ là đối tác đồng hành cùng quý khách hàng !!!
Các từ khóa liên quan đến tạo giòn dai tăng kết dính
- Phụ gia kết dính thịt
- Bột tạo độ dẻo kết dính
- Chất tạo giòn cho giò
- Chất tạo độ giòn
- VMC K7
- Phụ gia kết dính thực phẩm
- Phụ gia xay thịt đông lạnh
- Phụ gia K7
Pingback: Quy trình sản xuất và phụ gia làm chả lụa thơm ngon dai giòn