Tại sao không nên lạm dụng quá nhiều phụ gia thực phẩm có hại?
Việc sử dụng Phụ gia thực phẩm có hại trong chế biến, bảo quản thực phẩm là một việc cần thiết. Những chất phụ gia có nguồn gốc thiên nhiên thường an toàn, không gây độc hại cho con người.
Việc sử dụng phụ gia trong chế biến, bảo quản thực phẩm là một việc cần thiết. Những chất phụ gia có nguồn gốc thiên nhiên thường an toàn, không gây độc hại cho con người. Ví dụ: thạch aga, dextrin, gelatin hay các sắc tố thực vật như diệp lục tố. Nhưng ngay cả một số phụ gia trong danh mục cho phép sử dụng bên cạnh các tác dụng có lợi, nếu dùng quá mức quy định vẫn có nguy cơ gây ngộ độc và bệnh tật.
Phụ gia thực phẩm có hại – Phẩm màu sử dụng trong công nghiệp thực phẩm
Phần lớn các phẩm màu sử dụng trong công nghiệp thực phẩm là các chất hóa học tổng hợp. Nó thường không gây ra ngộ độc cấp tính mà gây độc do tích lũy từ các liều rất nhỏ như màu đỏ trong mứt hoa quả đóng hộp, màu vàng chanh trong thực phẩm lỏng, mứt cam, dưa chuột muối… Khi đã ngộ độc thì rất khó có khả năng cứu chữa. Ví dụ: chất paradimethyl aminobenzen dùng để nhuộm bơ nhân tạo ở các nước châu Âu, nhưng hiện nay, các nghiên cứu cho thấy nó có thể gây ra u máu ở liều cố định không phụ thuộc vào thời gian ăn dài hay ngắn (cho chuột ăn một thời gian lại nghỉ nhưng khối u vẫn hình thành). Gần đây nhất, truyền thông đã đưa tin nhiều về phẩm màu nhuộm vàng trong măng tươi và khô. Đó là chất vàng O (Auramine O) chỉ dùng để nhuộm vải, giấy, gỗ…, cấm dùng trong thực phẩm nhưng một số doanh nghiệp đã sử dụng chất này trộn vào thức ăn cho gia cầm nhằm làm cho màu da gà vàng và chân gà vàng đẹp hơn. Ngoài ra, một số tiểu thương còn cho vàng O vào măng tươi hay khi muối dưa cải để tạo màu vàng đẹp mắt.
Phụ gia thực phẩm có hại – Chất ngọt tổng hợp
Saccarin: là chất ngọt tổng hợp, ngọt gấp 450 lần đường saccaroza. Saccarin ít độc nhưng dùng lâu dài sẽ có khả năng ức chế men tiêu hóa gây chứng khó tiêu. Gần đây, một số tác giả nghiên cứu cho thấy saccarin có thể gây ung thư bàng quang.
Aspartam: Có thể có trong nước quả đóng hộp, mứt hoa quả, sữa, sữa chua, các chế phẩm từ sữa, kem lạnh, kẹo cao su, các thực phẩm dành cho người ăn kiêng với chế độ ăn giảm năng lượng. Aspartam có thể gây nên rối loạn chức năng não và có thể thay đổi về hành vi, thái độ, gây choáng váng, nhức đầu lên cơn giật giống động kinh, rối loạn kinh nguyệt.
Hiện nay, người ta đã dùng đường isomalt thay thế cho đường saccaroza trong công nghiệp dược phẩm với tỷ lệ 1:1. Isomal không phải đường hóa học mà là sản phẩm được chế biến hoàn toàn từ củ cải đường, có năng lượng thấp, có vị ngọt tinh khiết và độ ngọt chỉ bằng ½ đường bình thường chúng ta dùng hàng ngày. Xu hướng sử dụng loại đường này trong nhiều sản phẩm là bảo đảm an toàn cho sức khỏe con người trong thế giới ngày nay.
Phụ gia thực phẩm có hại – Mì chính
Được sử dụng phổ biến trong nấu nướng hàng ngày tại gia đình, trong các thức ăn đường phố như phở, mỳ, hủ tiếu… hoặc trong các thực phẩm công nghiệp như mỳ gói, thịt hộp… để làm tăng hương vị của thực phẩm có chứa chất protein. Mỳ chính là dạng muối của axit amin glutamate, có tên khoa học là monodium glutamate (MSG) có vị umami cường độ rất mạnh còn được gọi là vị ngọt thịt. Nhưng việc lạm dụng mỳ chính sử dụng nhiều và thường xuyên sẽ gây ra một số bất lợi, trước hết đối với trẻ em, nhất là trẻ ở lứa tuổi ăn bổ sung sẽ tạo vị ngọt dẫn đến thói quen không tốt cho khẩu vị của trẻ. Đối với người lớn có thể có triệu chứng nhức đầu. Vì thế, không nên dùng mỳ chính cho trẻ dưới 12 tháng, còn người lớn không ăn quá 2g/ngày, không nên lạm dụng mỳ chính ngay cả với người lớn.
Tác hại của Phụ gia thực phẩm có hại đối với sức khỏe trẻ em
Trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe do tiếp xúc với một số phụ gia thực phẩm và hóa chất sử dụng trong vật liệu đóng gói, theo một tuyên bố mới đây của Hội Nhi khoa Mỹ (AAP).
Báo cáo có tựa đề “Phụ gia thực phẩm và sức khỏe trẻ em” được công bố trên tạp chí Pediatrics ngày 23/ 7.
BS. Leonardo Trasande, một thành viên của Hội đồng Sức khỏe môi trường của AAP, nói: “Là những bác sĩ nhi, chúng tôi đặc biệt lo ngại về khoảng trống đáng kể trong số liệu về ảnh hưởng sức khỏe của nhiều hóa chất này đối với trẻ em”.
Các tác giả hy vọng báo cáo sẽ thúc đẩy việc quản lý tốt hơn các chất phụ gia có hại. Cho đến lúc đó, BS. Trasande khuyến cáo giảm tiêu thụ thực phẩm đóng hộp, tránh đồ nhựa trong lò vi sóng, và tăng cường ăn trái cây và rau tươi thay cho thực phẩm chế biến kỹ.
Dưới đây là bốn trong số các hóa chất phổ biến được các tác giả liệt kê trong của báo cáo, bao gồm các tác hại tiềm ẩn mà chúng có thể gây ra đối với sức khỏe của trẻ em.
1. Phụ gia thực phẩm có hại – Màu thực phẩm nhân tạo
Báo cáo trích dẫn các nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa phẩm màu thực phẩm và tăng hành vi tăng động ở một số trẻ. Sau khi loại bỏ phẩm màu thực phẩm tổng hợp ra khỏi chế độ ăn, những nhóm trẻ này này đã giảm các triệu chứng của rối loạn tăng động thiếu chú ý.
2. Phụ gia thực phẩm có hại – BPA và các bisphenol khác
Bisphenol A (BPA) là chất được sử dụng để làm cứng các bao bì đựng bằng nhựa và lớp phủ trong các lon/hộp kim loại. Trong khi FDA cấm sử dụng chất này trong các loại cốc mút và và bình sữa cho trẻ em, thì không có giới hạn nào đối với các sản phẩm khác.
Tuy một số nghiên cứu cho thấy người lớn có thể dung nạp bisphenol, song chất này có thể gây hại nhiều hơn cho trẻ em và trẻ nhỏ vì cơ thể chúng vẫn đang phát triển. Một số nguy cơ được đề cập trong báo cáo bao gồm những thay đổi ở thời điểm dậy thì, tăng mỡ cơ thể, giảm khả năng sinh sản, v.v…
3. Phụ gia thực phẩm có hại – Phthalat
Phthalat, thường được sử dụng trong bao bì nhựa và một số hình thức đóng gói khác, có liên quan đến các vấn đề sức khỏe ở trẻ em như nguy cơ cao bị hen, cao huyết áp, béo phì, và nhiều bệnh khác nữa.
Các tác giả của báo cáo khuyến cáo mạnh mẽ các bậc phụ huynh không hâm nóng trong lò vi sóng các thực phẩm hoặc đồ uống (kể cả sữa công thức cho trẻ dưới 1 tuổi và sữa mẹ đã hút) trong đồ đựng bằng nhựa vì điều này có thể khiến phthalat và BPA thôi nhiễm vào thức ăn.
4. Phụ gia thực phẩm có hại – Nitrat và nitrit
Các chất phụ gia này được sử dụng để bảo quản và tăng cường màu sắc của các loại thực phẩm như thịt chế biến sẵn. Báo cáo cho biết nitrat và nitrit có thể cản trở sản sinh hoóc-môn tuyến giáp và thậm chí dẫn đến tăng sản sinh các hợp chất gây ung thư trong một số trường hợp.
Các chất perfluoroalkyl, được sử dụng trong bao bì thực phẩm, cũng bị lưu ý về tác hại của chúng đối với hệ thống giáp trạng.
BS. Trasande nói: “Thậm chí ở mức độ cơ bản, chúng tôi hiểu rằng hoóc-môn tuyến giáp không chỉ quan trọng với sự phát triển trí não mà còn với cả chức năng tim, chức năng xương, cơ bắp. Thực tế mọi hệ thống cơ quan đều được xúc tác bởi chức năng nội tiết của tuyến giáp”.
Sử dụng phụ gia thực phẩm có hại, nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Theo thống kê của các ngành chức năng, hiện nay, có đến hàng trăm loại phụ gia thực phẩm khác nhau. Trong đó, một số nhóm chính được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm ở nước ta hiện nay có thể kể đến như:
Nhóm chất phụ gia bảo quản thực phẩm bao gồm các chất sát khuẩn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn; các chất kháng sinh; các chất chống oxy hóa có tác dụng làm chậm sự biến chất, ôi khét, biến màu của thực phẩm.
Nhóm phụ gia phẩm màu gồm: chất nhuộm màu sắc vàng, xanh, đỏ, trắng tạo nên cảm quan hấp dẫn cho thực phẩm, tẩy trắng.
Nhóm phụ gia tạo vị như bột ngọt tạo vị ngon, hàn the tạo vị dai và giòn, đường tạo vị ngọt…
Một số chất được cho phép dùng là đường ăn, sorbitol, aspartam, bột ngọt… Phụ gia thực phẩm được các nhà sản xuất sử dụng phổ biến trong hoạt động chế biến thực phẩm để bảo quản thực phẩm tăng sức hấp dẫn hơn với người tiêu dùng. Tuy nhiên, sử dụng phụ gia thực phẩm thế nào để phát huy được ưu điểm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người sử dụng đang là một vấn đề rất đáng quan tâm.
Theo thống kê của các ngành chức năng 6 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 44 vụ ngộ độc thực phẩm với trên 1.200 người mắc, 7 trường hợp tử vong. Riêng trong tháng 6/2018, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 284 người mắc, 190 người phải nằm viện và 1 trường hợp tử vong.
Tại Quảng Trị, tuy chưa xảy ra các vụ ngộ độc do chất phụ gia nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Thông tin từ Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Quảng Trị, trong thời gian qua, Chi cục đã tiến hành lấy 82 mẫu chả để kiểm tra hàn the. Kết quả có 3/82 mẫu dương tính với hàn the. Lấy 55 mẫu chả để gửi đi kiểm tra chất bảo quản Natribenzoat, kết quả có 7/55 mẫu vượt quá giới hạn cho phép.
Trước tình hình đó, Chi cục đã tiến hành truy xuất nguồn gốc, mời các hộ sản xuất, kinh doanh có mẫu vượt quá giới hạn cho phép lên làm việc, nhắc nhở hướng dẫn thực hiện việc sử dụng phụ gia trong sản xuất chả theo đúng quy định pháp luật. Bên cạnh đó, Chi cục phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập 5 đoàn thanh tra (3 đoàn chuyên ngành, 2 đoàn liên ngành), kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại 82 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản. Qua kiểm tra đã phát hiện 19 cơ sở vi phạm các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm; nhắc nhở 4 trường hợp, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 15 trường hợp với số tiền trên 20 triệu đồng; tiêu hủy 13,4 kg sản phẩm vi phạm.
Tình trạng phụ gia trôi nổi, nhập lậu trên thị trường Việt Nam đang là nỗi lo ngại trong cuộc chiến chống thực phẩm bẩn. Bên cạnh đó, việc sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng, chủng loại, nhất là các phụ gia nằm ngoài danh mục cho phép sẽ gây những hậu quả lớn cho sức khỏe người dân.
Sử dụng đúng loại, đúng liều lượng, các phụ gia thực phẩm có tác dụng tích cực. Nghĩa là tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng; giữ được chất lượng toàn vẹn của thực phẩm cho tới khi sử dụng; tạo sự dễ dàng trong sản xuất, chế biến thực phẩm và làm tăng giá trị thương phẩm trên thị trường; kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm. Tuy nhiên, nếu sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng liều lượng, không đúng chủng loại, nhất là những phụ gia không cho phép dùng trong thực phẩm, sẽ gây ra những tác hại cho sức khỏe như: gây ngộ độc cấp tính nếu dùng quá liều cho phép. Gây ngộ độc mạn tính dù dùng liều lượng nhỏ nhưng thường xuyên, liên tục có thể gây ra hội chứng ngộ độc mạn tính như ăn không ngon, giảm cân, tiêu chảy, rụng tóc, suy thận mạn tính, da xanh xao, động kinh, trí tuệ giảm sút. Có nguy cơ hình thành khối u, ung thư, đột biến gien, gây quái thai ở phụ nữ mang thai…
Các chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng khuyến cáo: trước thực trạng sử dụng chất phụ gia mất an toàn như hiện nay, người tiêu dùng nên sử dụng các chất màu tự nhiên như gấc, cà chua, ớt, dâm bụt, nghệ, lá dứa thơm… hạn chế dùng sản phẩm có màu sắc lòe loẹt, nhất là thực phẩm cho trẻ em. Không mua phẩm màu không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm tại gia đình, chỉ mua các sản phẩm thực phẩm của các doanh nghiệp có chứng nhận an toàn thực phẩm.