Tìm hiểu phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc là gì?
phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc là mối lo ngại lớn của toàn xã hội. Cùng chúng tôi điểm lại những vụ thực phẩm bẩn gần đây để nắm được tình hình rõ hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việt Nam hiện đang cho phép sử dụng 23 nhóm phụ gia thực phẩm, bao gồm khoảng 400 chất (cả hương liệu). Tuy nhiên, chỉ từ 5 – 10% mặt hàng này được sản xuất tại Việt Nam, còn lại là nhập khẩu, trong đó có 30% phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Liệu chúng có thật sự an toàn?
Theo ghi nhận của phóng viên, tại một số chợ lớn trên địa bàn Quảng Ninh như Hạ Long 1, chợ Hạ Long 2, hay tại một số siêu thị phụ gia thực phẩm được bày bán rất nhiều.
phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc là gì?
Phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản hay cải thiện hương vị, làm đẹp cho sản phẩm. Có thể kể đến một số phụ gia thực phẩm thông dụng như: Chất điều chỉnh độ chua (axít citric, axít tartaric, axít lactic…), chất tạo đặc (thạch rau câu hay pectin trích từ vỏ cam quít)… Những sản phẩm này thường không có nhãn mác hoặc chỉ có vài thông tin sơ sài, thậm chí còn không có cả hạn sử dụng, địa chỉ sản xuất.
Khái niệm phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc ngày nay
Thực phẩm bẩn là tên gọi mà người ta thường nói khi nhắc tới những loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng chúng. ‘Thực phẩm bẩn’ bây giờ trở thành một danh từ phổ biến và mang ý nghĩa bao trùm. Nó được sử dụng ở khắp mọi nơi. Hàng loạt cơ quan truyền thông tuyên chiến với ‘thực phẩm bẩn’.
Tuy nhiên, đây chỉ là cách gọi chung chung của đa số người dân chứ không có định nghĩa rõ ràng và theo đúng thì chỉ có quy chuẩn về thực phẩm an toàn cũng như không an toàn. Mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn và khi có loại thực phẩm nào đó chứa những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người .
Tình trạng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc hiện nay
Tình trạng phụ gia thực phẩm được sử dụng tràn lan trong thực phẩm khiến không ít người lo ngại nếu lạm dụng có thể gây hại cho người dùng. Trên thị trường hiện nay, nhiều loại bánh, kẹo (như su sê, thạch, nước trái cây…), các loại mứt hoa quả, nước hoa quả đóng hộp trôi nổi ngoài thị trường cho dù có dùng đúng loại phẩm màu được Bộ Y tế cho phép nếu sử dụng quá liều thì màu rất đậm, ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.
Hiện phụ gia thực phẩm trôi nổi, nhập lậu, không rõ nguồn gốc là một trong các yếu tố gây tác hại đến sức khỏe của người sử dụng. Các sản phẩm này được dùng ở các cơ sở chế biến, kinh doanh nhỏ lẻ nên lực lượng chức năng không thể thống kê, kiểm soát được. Đặc biệt, nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thay vì sử dụng phụ gia dùng trong thực phẩm, đã sử dụng phụ gia công nghiệp như phẩm màu công nghiệp, chất bảo quản độc hại để giảm chi phí nên gây một tác hại lớn tới người tiêu dùng.
Ông Trương Hoàng Kiên cũng cho biết, địa phương sẽ cố gắng kiểm soát tình trạng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng: “Cơ bản tất cả phụ gia thực phẩm từ nước ngoài vào đi qua đường chính ngạch, nhập thì đều được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra kiểm soát và các tổ chức cá nhân kinh doanh mặt hàng này cũng đã công bố theo quy định của nhà nước, Tuy nhiên, cũng có một số lượng nhỏ các phụ gia thực phẩm thâm nhập vào qua các con đường lậu, tiểu ngạch trái phép, các cơ quan chức năng khó kiểm soát tuy cũng rất nỗ lực trong nhiều năm qua”.
Bên cạnh những đề nghị cơ quan chức năng cần có những giải pháp hợp lý và hiệu quả, xử lý triệt để vấn nạn mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời kêu gọi cộng đồng cần tăng cường các biện pháp tự bảo vệ bản thân và gia đình bằng những hành động cụ thể: tố giác hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm không nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng; không tuyên truyền, không mua bán, không sử dụng thực phẩm, phụ gia trôi nổi.
Xử phạm khi vi phạm sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc
Theo như bạn trình bày bạn đã sử dụng sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất ,hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 6 Nghị định 178/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới hạn cho phép.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại.
7. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 6 Điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 02 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này”.
Như vậy, với hành vi sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc trong sản xuất của bạn sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn sẽ bị đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến từ 02 tháng đến 03 tháng và buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.
Bổ sung thêm về xử phạt vi phạm phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ngoài ra, bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 244 Bộ luật hình sự 1999 như sau:
“1. Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, ngoài việc xử phạt hành chính, bạn còn có thể bị xử lý hình sự về tội vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tùy từng mức độ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác.
Căn cứ pháp lý:
– Điều 6 Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
– Điều 244 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung 2009
Các tìm kiếm liên quan đến phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc là gì
phụ gia thực phẩm an toàn
vai trò của phụ gia thực phẩm
truy xuất nguồn gốc thực phẩm là gì
kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn là gì
luật an toàn thực phẩm 2010 quy định “thực phẩm tươi sống” như thế nào?
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian?
hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm?
theo luật an toàn thực phẩm sản xuất thực phẩm là