Trên khía cạnh pháp lý,phụ gia thực phẩm màu nước là bất cứ chất nào mà khi dùng sẽ đưa tới hoặc có thể gián tiếp hay trực tiếp trở thành một thành phần của thực phẩm hoặc thay đổi đặc tính của thực phẩm. Định nghĩa này bao gồm tất cả các chất được dùng trong sản xuất, chế biến, đóng gói, chuyên chở hoặc tồn trữ thực phẩm.
Khái niệm phụ gia thực phẩm màu nước
phụ gia thực phẩm màu nước đã đóng góp vai trò quan trọng để làm thực phẩm phong phú, cất giữ an toàn lâu ngày, giúp quý bà nội trợ không phải ngày ngày xách giỏ đi chợ mua lạng thịt, bó rau.
Yêu cầu sử dụng phụ gia thực phẩm màu nước
• Phụ gia có trong danh mục cho phép sử dụng.
• Sử dụng đúng liều lượng quy định.
Phân loại phụ gia tạo màu trong chế biến súc sản
Dựa vào nguồn gốc, gồm có:
• Phụ gia tự nhiên: nitrite/nitrate, acid ascorbic, ɑ-tocopherol.
• Phụ gia nhân tạo: các nhóm màu monoazo, Pyrazolone, triphenylmethane, Indigoid, xanthene.
Trong đó sử dụng ở công nghê chế biến súc sản chủ yếu là nhóm monoazo và nhóm xanthene.
phụ gia thực phẩm màu nước- Làm tăng giá trị dinh dưỡng
Nhiều thực phẩm được bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc chất xơ không có hoặc đã bị tiêu hủy trong khi biến chế, với mục đích là để nâng cao giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Vào đầu thế kỷ trước, đã có nhiều bệnh gây ra chỉ vì thiếu chất dinh dưỡng như bệnh bướu tuyến giáp vì thiếu iod cần thiết cho sự tạo ra hormon của tuyến này; bệnh còi xương ở trẻ em vì thiếu vitamin D, không hấp thụ được calci nên xương mềm và biến dạng; bệnh scurvy gây sưng, chẩy máu nướu răng, lâu lành vết thương và có thể dẫn đến tử vong nếu kéo dài, chỉ là do thiếu sinh tố C khi không dùng rau trái tươi. Ngày nay, nhờ các chất dinh dưỡng cần thiết này được bổ sung vào thực phẩm mà các bệnh vừa kể đã hiếm khi xẩy ra.
Tăng thêm chất dinh dưỡng bằng cách này đã giúp tránh suy dinh dưỡng ở nhiều sắc dân chỉ quen dùng thực phẩm ít chất dinh dưỡng. Cũng có nhiều trường hợp thiếu dinh dưỡng vì lơ là, thất thường với việc ăn uống, thích ăn vặt những món ăn tạp nhạp, ít chất bổ; hoặc vì nghèo túng thiếu ăn; hoặc vì không ý thức được giá trị của dinh dưỡng; hoặc vì muốn giảm béo phì, ăn kiêng. Cho nên việc bổ sung chất dinh dưỡng vào thực phẩm là cần thiết.
Bổ sung dinh dưỡng có thể là để “trả lại phần dinh dưỡng đã mất đi” do việc chế biến thực phẩm, hoặc “cho thêm những chất vốn không có” trong loại thực phẩm đó. Trước đây, hai việc này được phân biệt rõ rệt, nhưng hiện nay thì ít ai lưu ý.
a-Trả lại phần mất (enrichment): chẳng hạn như bánh mì, bột, gạo được cho thêm sinh tố B vì khi xay đã làm mất hết phần vỏ cám có nhiều loại sinh tố này, hoặc được cho thêm khoáng sắt. Trong trường hợp như vậy, số lượng cho thêm thường vừa phải, bằng với mức độ nguyên thủy của món ăn.
b-Cho thêm chất không có (fortification) như là cho thêm iod vào muối được áp dụng từ năm 1920, thêm sinh tố A, sinh tố D vào sữa, thêm calci vào nước cam, thêm folic acid vào vài loại hạt ngũ cốc khô (cereals).
Việc cho thêm sinh tố, khoáng chất này thực ra cũng không cần thiết nếu thực phẩm ăn hàng ngày đã cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Muốn biết về thành phần các chất phụ gia trong thực phẩm, chỉ cần đọc kỹ nhãn hiệu trên bao bì (Food label), vì theo quy định, các nhà sản xuất phải ghi rõ thành phần các chất có trong món ăn, nước uống.
phụ gia thực phẩm màu nước -Giữ cho thực phẩm an toàn, tươi lâu hơn,
Thực phẩm thường có chứa một số vi khuẩn, nấm độc, mốc, men làm mau hư. Chất phụ gia có thể giúp bảo quản, làm chậm hư thối, giữ được phẩm chất và vẻ hấp dẫn của thực phẩm.
Trước đây, để cất giữ thực phẩm, những chất như formaldehyde được dùng để khử trùng sữa, sulfuric acid được cho vào thịt, borax được cho bơ. Formaldehyde có tính chất khử vi khuẩn, giúp thực phẩm (cũng như xác người chết) khỏi bị vi sinh vật phá hủy.
phụ gia thực phẩm màu nước – Làm thay đổi vẻ ngoài của thực phẩm
Nói tới vẻ ngoài của thực phẩm là nói chung về mặt hình thể, cấu trúc vật chất, độ cứng hay độ mịn nhìn thấy hoặc cảm thấy khi sờ vào, giúp cho thực phẩm ngon hơn, hấp dẫn hơn. Có nhiều chất gia phụ cho các mục đích này.
a-Chất làm món ăn có độ ẩm, không khô cứng, hơi phồng lên và gia vị không dính với nhau như chất nhũ hóa (emulsifiers) lecithin ở sữa, lòng đỏ trứng, đậu nành; glycerin giữ độ ẩm và các gia vị trong dầu giấm, bơ đậu phọng, nước xốt mayonaise trong thực phẩm không tách rời khỏi dầu. Glycerin cũng được cho thêm vào dừa cào xé nhỏ để dừa không khô.
phụ gia thực phẩm màu nước – Làm tăng mùi vị và vẻ nhìn của thực phẩm.
Một số chất màu có công dụng:
-Làm cho thực phẩm có vẻ ngoài hấp dẫn hơn hoặc phục hồi mầu sắc nguyên thủy của thực phẩm;
-Làm cho món ăn khác nhau có cùng mầu;
-Duy trì hương vị và sinh tố dễ bị phân hủy vì ánh sáng;
-Tạo cho thực phẩm vẻ đặc biệt, dễ nhận diện.
Việc cho thêm chất màu cũng tạo ra nhiều ý kiến khác nhau.
Các nhà dinh dưỡng bảo thủ thì cho rằng việc thêm chất màu vào thức ăn không làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng mà có thể có những tác dụng không tốt.
Tác động của phụ gia thực phẩm màu nước
Tác động có lợi
Nếu sử dụng đúng loại, đúng liều lượng, các phụ gia sẽ có tác dụng tích cực:
• Làm cho thực phẩm có vẻ ngoài hấp dẫn hơn hoặc phục hồi mầu sắc nguyên thủy của thực phẩm;
• Làm cho món ăn khác nhau có cùng mầu;
• Duy trì hương vị và sinh tố dễ bị phân hủy vì ánh sáng.
• Tạo cho thực phẩm vẻ đặc biệt, dễ nhận diện.
Các chất phụ gia tạo màu trong công nghệ chế biến súc sản
phụ gia thực phẩm màu nước tự nhiên
Nitrite/nitrate
• Tên thường gọi: Muối Diêm
• Thường có 4 dạng sau: KNO2 Nitrit potassium (E249), NaNO2 Nitrite sodium (E250), KNO3 Nitrat potasium (E252), NaNO3 Nitrat sodium (E251).
• Muối KNO3: tinh thể không màu, vị cay nồng, rất tan trong nước.
• Muối NaNO3: tinh thể không màu, tan trong nước, rất hút ẩm.
• Muối KNO2: tinh thể màu trắng, dễ tan chảy và bị phân hủy ngoài không khí, hòa tan trong nước tốt.
• Muối NaNO2: dạng tinh thể trắng hay hơi vàng, rất tan trong nước.
Liều lượng cho phép: 125ppm = 0,125g/kg thịt.
Chú ý: Không sử dụng trong thực phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tháng.
Công dụng:
Ổn định màu hồng tự nhiên cho thịt khi gia nhiệt và tăng màu của thịt đã xử lý.
Cơ chế tạo màu đỏ của thịt khi có mặt nitrite/nitrate
Có hai loại màu thực phẩm phổ biến trong việc chế biến món ăn hàng ngày và ngành thương mại sản xuất thực phẩm. Loại thứ nhất là loại có nguồn gốc tự nhiên. Loại thứ hai bao gồm các chất màu thực phẩm nhân tạo thường được các đơn vị về y tế và an toàn thực phẩm của chính phủ giám sát về tính thích phù hợp của việc sử dụng chúng trong thực phẩm..
phụ gia thực phẩm màu nước nhân tạo
phụ gia thực phẩm màu nước tự nhiên
Các tìm kiếm liên quan đến phụ gia thực phẩm màu nước
địa chỉ bán phụ gia thực phẩm ở hà nội
chất tạo màu thực phẩm
phụ gia thực phẩm pdf
phụ gia muối đỏ
màu cam thực phẩm
hương liệu thực phẩm
phụ gia thực phẩm làm giò chả
màu thực phẩm dạng nước