Các mặt Lợi – Hại của phụ gia thực phẩm tại Sài Gòn | Xem Ngay
Phụ gia thực phẩm tại Sài Gòn) không phải là chất dinh dưỡng nên không có nó cũng không sao, Cảm giác ngon miệng với PGTP thật ra là một thói quen. Đặc biệt, PGTP trôi nổi, không đúng tiêu chuẩn có thể gây hại.
Phụ gia thực phẩm tại Sài Gòn là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm để bảo quản hay cải thiện hương vị, làm đẹp bề ngoài tức vẻ mỹ quan của chúng. Theo Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Thực phẩm Quốc tế (Codex Alimentarius Commission- CAC), PGTP (food additives) là “một chất, có hay không có giá trị dinh dưỡng, bản thân nó không được tiêu thụ như một thực phẩm hay như một thành phần của thực phẩm, và khi bổ sung nó vào thực phẩm nhằm giải quyết mục đích công nghệ trong sản xuất, hoặc để chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, hoặc để cải thiện kết cấu, đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó”.
Một số phụ gia thực phẩm đã được sử dụng lâu đời, như bảo quản bằng cách làm chua với dấm (dưa chua), hoặc làm mặn với ướp muối (thịt, cá muối). Với sự ra đời và phát triển của công nghiệp chế biến thực phẩm, nay có thêm rất nhiều PGTP đã được giới thiệu và sử dụng. PGTP có thể có nguồn gốc thiên nhiên, hoặc tổng hợp hoặc bán tổng hợp hóa học, đôi khi chúng cũng được được tạo ra từ vi sinh vật, chẳng hạn như các loại men (enzym) dùng để sản xuất ra sữa chua. PGTP cũng có thể là các vitamin được người ta cho thêm vào thực phẩm để tăng thêm tính bổ dưỡng…
Có thể kể một PGTP thông dụng như: chất điều chỉnh độ chua (axít citric, axít tartaric, axít lactic…), chất tạo đặc (thạch rau câu hay pectin trích từ vỏ cam quít), chất giữ ẩm (sorbitol), chất nhũ hóa (lecithin trích từ đậu nành), chất chống oxy hóa (vitamin C), chất bảo quản chống nấm mốc (hóa chất propionat dùng trong bánh mì, phó mát), chất ngọt tổng hợp (aspartam), chất cung cấp dinh dưỡng (iod trong muối, axít folic trong thực phẩm dành cho phụ nữ có thai, vitamin D trong sữa bột)…
Phụ gia thực phẩm tại Sài Gòn cần được kiểm tra về sự an toàn
Tại Hoa Kỳ, có khoảng gần 2.500 chất gia phụ thực phẩm được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm – FDA chấp nhận sử dụng rộng rãi.
Việt Nam cũng đã có “Quy định về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” và “Danh mục các chất gia phụ thực phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm” do Bộ Y Tế ban hành, trong đó có ghi rõ tên các chất PGTP được phép dùng, với giới hạn tối đa (ngưỡng) cho phép trong từng loại thực phẩm.
Trước khi một PGTP mới được chấp nhận đưa ra sử dụng, nhà sản xuất phải thử nghiệm an toàn ở hai mức độ:
Thử độc tính cấp xem có hay không tác dụng độc hại tức thì, bằng cách đưa chất đó vào cơ thể một con vật thí nghiệm và quan sát, sau đó thử trên hai nhóm súc vật với số lượng nhiều ít khác nhau trong vòng 90 ngày để quan sát độc tính;
Thử nghiệm độc tính mạn khi cho súc vật dùng liên tục trong 2 năm hoặc lâu hơn.
Nếu tất cả thử nghiệm đều không có tác dụng xấu thì chất ấy mới được đưa ra sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, với những chất bị nghi ngờ là có khả năng gây ung thư thì tuyệt đối không được sử dụng.
Không chỉ các PGTP mới được sử dụng lần đầu phải được kiểm nghiệm sự an toàn và được cho phép của cơ quan y tế, mà PGTP đã dùng từ lâu cũng thường xuyên được theo dõi xem có an toàn không. Bởi vì trong môi trường và trong cách chế biến thực phẩm luôn làm cho thực phẩm bị nhiễm những tạp chất, thậm chí là những tạp chất rất độc hại cho sức khỏe con người như: chì thủy ngân, asen (thạch tín)… Con người vẫn có thể sử dụng những thực phẩm hay PGTP bị nhiễm tạp chất độc hại nếu các loại tạp chất độc hại đó không vượt qua “ngưỡng cho phép”. Vì thế, PGTP đã dùng từ lâu nhưng vẫn phải thường xuyên được theo dõi. Nếu độc chất có trong PGTP nhưng dưới mức gây hại, tức không vượt quá “ngưỡng cho phép”, con người vẫn có thể sử dụng được.
Lợi và hại của Phụ gia thực phẩm tại Sài Gòn
Nếu sử dụng đúng loại, đúng liều lượng, các PGTP có tác dụng tích cực: tạo được nhiều sản phẩm phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng; giữ được chất lượng toàn vẹn của thực phẩm cho tới khi sử dụng; tạo sự dễ dàng trong sản xuất, chế biến thực phẩm và làm tăng giá trị thương phẩm hấp dẫn trên thị trường; kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm.
Trái lại, nếu sử dụng PGTP không đúng liều lượng, không đúng chủng loại, nhất là những phụ gia không cho phép dùng trong thực phẩm sẽ gây những tác hại cho sức khỏe:
– Gây ngộ độc cấp tính: nếu dùng quá liều cho phép.
– Gây ngộ độc mạn tính: dù dùng liều lượng nhỏ nhưng thường xuyên, liên tục, một số PGTP tích lũy trong cơ thể, gây tổn thương lâu dài, đặc biệt nếu tiêu thụ PGTP bị cấm. Có thể gây ra hội chứng ngộ độc mạn tính: ăn không ngon, giảm cân, tiêu chảy, rụng tóc, suy thận mạn tính, da xanh xao, động kinh, trí tuệ giảm sút. Có nguy cơ gây hình thành khối u, ung thư, đột biến gen, gây quái thai ở phụ nữ mang thai…
Điều rất cần lưu ý là chỉ nên sử dụng các PGTP thuộc loại tự nhiên và PGTP đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về độ an toàn khi đưa vào cơ thể. Với những loại PGTP là hóa chất, ngay cả khi đã được cho phép, cũng nên dùng càng ít càng tốt, và nếu không thật sự cần thiết thì không nên dùng. PGTP không phải là chất dinh dưỡng nên không có nó cũng không sao. Cảm giác ngon miệng với PGTP thật ra là một thói quen, nên để hạn chế sử dụng PGTP, cách đơn giản nhất là tập thói quen không sử dụng phụ gia. Với trẻ em, đang hình thành thói quen ăn uống, nếu không được tập quen với các thực phẩm có PGTP, thì sẽ không có nhu cầu sử dụng PGTP.
Tìm hiểu sơ lược về Phụ gia thực phẩm tại Sài Gòn
Phụ gia thực phẩm là một chất bất kì được thêm vào trực tiếp hoặc gián tiếp trong một số giai đoạn chế biến, bảo quản hoặc đóng gói để có thể bảo quản được lâu hơn, sản phẩm bắt mắt hơn. Tuy nhiên các chất phụ gia thực phẩm phải được kiểm soát theo một giới hạn tối đa cho phép và phải được theo quy định.
Các chất phụ gia thực phẩm rất đa dạng, tuy theo tính chất và công dụng của các chất phụ gia mà chia thành các nhóm khác nhau. Dưới đây là bảng phân loại các nhóm phụ gia thực phẩm.
Phân loại các chất Phụ gia thực phẩm tại Sài Gòn
Các phụ gia thực phẩm có thể phân chia thành vài nhóm, mặc dù có một số phần chồng lấn giữa các thể loại này:
1. Các axít thực phẩm:
Các axít thực phẩm được bổ sung vào để làm cho hương vị của thực phẩm “sắc hơn”, và chúng cũng có tác dụng như là các chất bảo quản và chống ôxi hóa. Các axít thực phẩm phổ biến là giấm, axít citric, axít tartaric, axít malic, axít fumaric, axít lactic.
2. Các chất điều chỉnh độ chua:
Các chất điều chỉnh độ chua được sử dụng để thay đổi hay kiểm soát độ chua và độ kiềm của thực phẩm.
3. Các chất tạo mầu:
Là các chất phụ gia thực phẩm được sử dụng để tạo màu sắc cho sản phẩm, làm tăng thẩm mỹ cho sản phẩm.
4. Các chất chống vón:
Các chất chống vón giữ cho các chất bột, chẳng hạn như sữa bột không bị vón cục.
5. Các chất chống tạo bọt:
Các chất chống tạo bọt là chất phụ gia thực phẩm được sử dụng làm giảm hoặc ngăn chặn sự tạo bọt trong thực phẩm.
6. Các chất chống ôxi hóa:
Các chất chống ôxi hóa như vitamin C có tác dụng như là chất bảo quản bằng cách kiềm chế các tác động của ôxy đối với thực phẩm và nói chung là có lợi cho sức khỏe.
7. Các chất tạo lượng:
Các chất tạo khối lượng chẳng hạn như tinh bột được bổ sung để tăng số /khối lượng của thực phẩm mà không làm ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của nó.
+ Các chất tạo màu thực phẩm:
Chất tạo màu thực phẩm được thêm vào thực phẩm để thay thế các màu sắc bị mất trong quá trình sản xuất hay làm cho thực phẩm trông bắt mắt hơn.
8. Chất giữ màu:
Ngược lại với các chất tạo màu, các chất giữ màu được sử dụng để bảo quản màu hiện hữu của thực phẩm.
9. Các chất chuyển thể sữa:
Các chất chuyển thể sữa cho phép nước và dầu ăn duy trì được thể hỗn hợp cùng nhau trong thể sữa, chẳng hạn trong maiônét, kem và sữa.
10. Các chất tạo vị:
Các chất tạo vị là các phụ gia thực phẩm làm cho thực phẩm hương vị hay mùi cụ thể nào đó và có thể được tạo ra từ các chất tự nhiên hay nhân tạo.
11. Các chất điều vị:
Các chất điều vị làm tăng hương vị sẵn có của thực phẩm.
12. Các chất xử lý bột ngũ cốc:
Các chất xử lý bột ngũ cốc được thêm vào bột ngũ cốc (bột mì, bột mạch v.v) để cải thiện màu sắc của nó hay sử dụng khi nướng bánh.
13. Các chất giữ ẩm:
Các chất giữ ẩm ngăn không cho thực phẩm bị khô đi.
14. Các chất bảo quản:
Các chất bảo quản là phụ gia thực phẩm được sử dụng để ngăn hoặc kiềm chế sự thối hỏng của thực phẩm bị gây ra bởi các hoạt động của nấm mốc, vi khuẩn hay các vi sinh vật khác.
15. Các chất đẩy:
Các chất đẩy là các loại khí nén được sử dụng để đẩy thực phẩm ra khỏi đồ chứa đựng nó.
16. Các chất ổn định:
Các chất ổn định, tạo đặc và tạo gel, chẳng hạn aga hay pectin (sử dụng trong một số loại mứt hoa quả) làm cho thực phẩm có kết cấu đặc và chắc. Trong khi chúng không phải là các chất chuyển thể sữa thực thụ, nhưng chúng giúp cho các chất thể sữa ổn định hơn.
17. Các chất làm ngọt:
Các chất làm ngọt được bổ sung vào thực phẩm để tạo vị ngọt. Các chất làm ngọt không phải đường được thêm vào để giữ cho thực phẩm chứa ít năng lượng (calo) nhưng vẫn có vị ngọt của đường hay vì chúng có các tác động có lợi cho các bệnh nhân bị bệnh đái đường hay sâu răng.
18. Các chất làm đặc:
Các chất làm đặc là các chất phụ gia thực phẩm mà khi thêm vào thực phẩm sẽ làm tăng độ dẻo mà không làm thay đổi đáng kể các thuộc tính khác của thực phẩm.
19. Các chất tạo hương:
Các chất tạo hương hay còn gọi là hương liệu thực phẩm, được sử dụng để tạo hương vị hấp dẫn cho sản phẩm.
Các tìm kiếm liên quan đến Phụ gia thực phẩm tại Sài Gòn
cửa hàng bán lẻ phụ gia thực phẩm
cung cấp phụ gia thực phẩm
phụ gia s1000a
super anti việt mỹ
phụ gia mỹ úc
công ty phụ gia thực phẩm tuyển dụng