Thời xưa, khi bạn bị vấn đề về mùi mồ hôi ở nách. Các bà, các mẹ của chúng ta thường sử dụng phèn chua để khử mùi hôi. Ngày nay không ít gia đình vẫn đang sử dụng cách đó. Còn giờ đây, trong ẩm thực, không ít người đã dùng phèn chua tạo nên hương vị của món ăn. Hãy cùng Luankha tìm hiểu về tác dụng của phèn chua trong chế biến thực phẩm.
Phèn chua là gì?
Phèn chua còn gọi là phèn nhôm, là muối sulfat kép của kali và nhôm. Có công thức hóa học là KAl(SO4)2, còn gọi là Kali alum. Phèn chua có dạng những hạt tinh thể to nhỏ không đều. Không màu hoặc trắng, cũng có thể trong hay hơi đục. Phèn chua tan trong nước, không tan trong cồn.
Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh. Nhưng tan rất nhiều trong nước nóng nên dễ tinh chế bằng kết tinh lại trong nước. Do tạo kết tủa Al(OH)3 nên khi khuấy vào nước sẽ có những hạt đất to nhỏ lơ lửng trong nước đục. Nặng và làm chìm xuống làm nước trở nên trong vắt. Vì thế phèn chua thường dùng để lọc trong nước.
Phèn chua là hợp chất vô cơ và được điều chế từ các nguyên liệu chính là đất sét, axit sunfuric và K2SO4. Phèn chua có vị chua chát, giúp giải độc, sát trùng ngoài da. Chữa các bệnh về dạ dày, viêm ruột, thấp tà. Được dùng để bảo chế ra các thuốc chữa đau răng, đau mắt, cầm máu, ho ra máu (các loại xuất huyết).
Bên cạnh đó, phèn chua còn có tác dụng làm đẹp da, trị mụn, làm sạch vết ố vàng trên áo… Phèn chua còn được sử dụng rộng rãi để làm tinh khiết nước. Làm thuộc da, vải chống cháy và bột nở. Phèn chua còn có nhiều tên gọi khác nhau trong Hán Việt như vũ nát, vũ trạch, nát thạch, minh thạch, trần phong thạch, tất phàn, minh phàn, phàn thạch…
Tác dụng của phèn chua trong chế biến thực phẩm
Đối với thực phẩm
Hiện nay tác dụng của phèn chua trong chế biến thực phẩm khá nhiều. Phèn chua thường được dùng trong chế biến mứt. Ngâm một số loại rau củ để tạo độ giòn và trắng. Khi nấu chè bưởi phèn chua cũng được ưu ái sử dụng để làm giảm vị the đắng trong vỏ bưởi.
Làm cho trứng tươi lâu hơn là một trong những tác dụng của phèn chua trong chế biến thực phẩm. Cách làm là ngâm trứng trong dung dịch phèn chua 5%. 15 phút sau lấy ra, trứng sẽ giữ được tươi lâu hơn.
Phèn chua còn được dùng để khử mùi hôi của lòng lợn. Bằng cách dùng thìa nghiền phèn thành bột, chà lên lòng lợn, sau đó rửa sạch, lòng lợn sẽ bớt hẳn mùi hôi. Với liều lượng phèn chua theo công thức pha chế thông thường thì món ăn hoặc sản phẩm sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phèn chua có tính acid yếu nên kích thích baking soda phóng thích khí carbonic. Vì thế được dùng làm bột nở trong bánh nướng. Tính acid yếu của phèn nhôm làm bánh nở khi vào lò chứ chưa nở vội khi nhào bột. Lương nhôm chứa trong phèn chua khoảng 10% (hay 0,5g nhôm/lít nước).
Đối với nước uống hàng ngày
Ngoài ra, phèn chua dùng làm trong nước ở giếng. Dùng nước đã khử phèn đun sôi có thể uống và nấu ăn được. Đây cũng là chất được nhà máy nước dùng như chất keo tụ để làm trong nguồn nước. Phèn chua còn dùng để ngâm với rau củ, giúp tạo cho trái cây có độ trắng, giòn.
Lượng phèn chua dùng để lọc nước khoảng 20mg/lít, nhưng nhôm lại bị kết tủa trong quá trình lọc nước. Do đó dư lượng nhôm còn lại trong nước không đáng kể. Phèn nhôm dùng trong bột nở, phải tuân theo quy định mức tối đa được phép sử dụng của cơ quan an toàn tùy theo loại bánh.
Phèn chua có hại cho sức khỏe con người không?
Trong phèn chua có nhôm nhưng cơ thể con người thì không cần nhôm. Đa số thực phẩm chúng ta đang ăn lại chứa nhôm nhiều hơn so với mức trung bình khoảng 5mg/kg.
Nhôm khi vào cơ thể được hấp thu qua đường ruột. Một phần sẽ tích lũy ở các mô rải rác trong cơ thể (nhiều nhất ở xương). Một phần sẽ bài tiết ra ngoài theo phân hoặc nước tiểu. Tỉ lệ tích lũy và đào thải tùy thuộc một phần nhôm được đưa vào cơ thể ở dạng nào.
Và điều đáng e ngại nữa là nhôm có thể ảnh hưởng bất lợi đến hệ thần kinh, Nó có thể gây ra bệnh alzheimer (suy giảm trí nhớ). Vì khi giải phẫu tử thi những người bị alzheimer. Người ta thấy một lượng nhôm cao bất thường trong não.
Để chắc ăn, tổ chức an toàn Châu Âu (EFSA), và tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây. Đã siết chặt lại việc sử dụng nhôm trong thực phẩm. Và đưa ra khuyến cáo với mức dung nạp hàng tuần (TWI) với nhôm là 1mg/ kg thể trọng, nghĩa là 60mg nhôm mỗi tuần với người nặng 60kg.
Cách chữa một số bệnh từ phèn chua
Dân gian ta cũng có một số phương pháp chữa bệnh cổ truyền từ phèn chua
Cao huyết áp
Bệnh huyết áp là một trong những căn bệnh gây ra cho nhiều bệnh khác nguy hiểm đến sức khỏe. Do vậy mà những ai bị bệnh này, thường tìm cách cân bằng huyết áp bằng phèn chua.
Bạn chỉ cần lấy phèn chua và uất kim với lượng như nhau, tán mịn nhỏ, trộn đều với nhau. Từ đó vo viên lại như viên thuốc, mỗi lần bạn sử dung thì lấy khoảng 6g, mỗi ngày uống 3 lần. Mỗi một liệu trình thì bạn thực hiện 20 ngày, và thực hiện ít nhất là 2 lần.
Viêm tai mãn tính
Trong phèn chua có một lượng muối nhất định nên nó có tính kháng khuẩn rất tốt. Bạn chỉ cần nhỏ 1 2 giọt nước phèn chua vào tai mỗi ngày. Hiệu quả sẽ trông thấy trong khoảng 7 ngày.
Sốt rét
Phèn chua giúp giảm bớt, hạ sốt cho những người bị sốt rét nhẹ. Lấy 2g phèn chua để uống vào mỗi sáng, khi đang đói, chỉ cần sau vài ngày thì bệnh sẽ thuyên giảm.
Bạn cũng có thể lấy bột đậu xanh 120g, phèn chua 60 g nghiền thành bột. Quấy bột gạo thành hồ, cho thuốc vào, làm thành viên hoàn to như hạt tiêu. Trước khi lên cơn sốt rét 1 giờ, uống 20 viên với nước sôi để nguội.
Ho ra máu
Chỉ cần 20 g phèn chua, cùng hài nhi trà 30 g, đem tán mịn, rồi bảo quản trong lọ thủy tinh ở nơi khô thoáng. Khi bạn khạc ra máu ít thì có thể uống 0.3 g, mỗi ngày 3 lần.Nếu nhiều hơn thì bạn có thể uống theo mức độ nhiều hơn và mỗi lần 0.6 g.
Không chỉ có 4 công dụng chữa bệnh trên. Phèn chua còn trị những bệnh khác như đau đầu, động kinh,…
Phèn chua có phải là đường phèn?
Nhiều người thường nhầm lẫn rằng phèn chua và đường phèn là mộ. Tuy nhiên đây là hai chất hoàn toàn khác nhau. Đường phèn được sản xuất từ mía, có công thức hóa học, thành phần nguyên liệu và cách sản xuất khác nhau. Nói cách khác để hiểu hơn, phèn chua là hợp chất vô cơ còn đường phèn là hợp chất hữu cơ.
Nên mua phèn chua ở đâu cho an toàn?
Hiện nay, phèn chua đươc bán ở các cửa hàng tạp hóa và chợ. Bạn có thể mua từ số lượng nhỏ đến số lượng lớn tùy vào nhu cầu của mình. Ngoài ra cũng có một số website cung cấp phèn chua. Dù mua ở đâu thì bạn hãy nên tìm hiểu kỹ và cẩn thận trước khi mua.
Kết luận
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên bạn đã biết được phèn chua là gì cũng như biết cách ứng dụng loại chất này vào cuộc sống thường ngày. Khi sử dụng phèn chua bạn nhớ không được dùng lượng quá lớn và cần tuân theo hướng dẫn của bác sỹ nếu như dùng làm thuốc nhé!
Các tìm kiếm liên quan
tác dụng của muối và phèn chua
công dụng của phèn chua trong làm đẹp
tác dụng của phèn chua trong lọc nước
muối và phèn chua có tác dụng gì
ứng dụng của phèn chua
phèn sa
tắm phèn chua cho trẻ
phèn chua là gì