Nguyên liệu làm bún tươi
- Bột gạo
- Bột năng
- Nguyên liệu khác: nước lọc, muối ăn, dầu ăn
- Dụng cụ cần có: Khuôn làm bún, nồi, màng bọc thực phẩm…
Cách làm bún tươi tại nhà
Bước 1: Chuẩn bị bột gạo làm bún
Cho bột gạo vào trong một chiếc tô khô, sạch. Trộn 1/3 thìa cafe muối cùng với bột gạo trong trạng thái khô cho thật kỹ. Việc trộn bột gạo với muối sẽ giúp sợi bún được dai và đậm hơn.
Sau khi trộn bột gạo với muối xong, bạn từ từ rót nước lọc vào bột. Vừa rót, bạn vừa khuấy nhẹ để bột hút nước đều. Khi lượng nước vừa đủ để tạo thành hỗn hợp bột sệt, bạn dùng đũa nhào kỹ và đảm bảo không có bột vón cục.
Hoà tan bột xong, dùng miếng vải màn ẩm hoặc màng bọc thực phẩm bọc kín miệng âu để tránh bột bị khô cũng như côn trùng bay vào. Để bột nghỉ trong vòng 2 tiếng.
Bước 2: Nhồi bột
Hết thời gian ủ bột, bạn bắc một chiếc chảo hoặc nồi lên bếp rồi đun khô. Tiếp theo, bạn cho vào chảo 1 thìa cafe dầu ăn rồi láng đều để dầu lan khắp đáy chảo. Bước làm này sẽ giúp bột không bị cháy khi nấu.
Khi chảo đã đều dầu, cho hết chỗ bột gạo đã ủ vào. Hạ lửa về mức nhỏ nhất sau đó khuấy đều tay bột trong chảo. Sau 3 – 5 phút, bột gạo sẽ trở thành một khối mịn, không còn dính nữa. Lúc này, bạn tắt bếp và cho chảo ra mâm phẳng.
Trong lúc bột còn nóng, nhanh tay đổ 35 gram bột năng vào khối bột gạo. Mang bao tay và nhồi thật kỹ khối bột. Sau khi nhồi được 10 phút, bạn để bột nghỉ 30 phút rồi tiếp tục nhồi bột lần 2. Bột càng dẻo thì sợi bún càng mềm ngon.
Bước 3: Ép bún
Để thực hiện khâu ép bún thì đầu tiên, bạn chuẩn bị một chiếc nồi sau đó cho vào chừng 2 lít nước. Bạn cũng có thể sử dụng lại chiếc chảo vừa quấy bột để luộc bún.
Đun sôi nồi nước cùng với ½ thìa cafe dầu ăn. Khi nước trong nồi bắt đầu sôi, bạn cho khối bột vào khuôn ép bún rồi nhanh chóng ép chặt tay và để bún chảy vào trong nồi nước sôi.
Ép bún xong, bạn luộc bún với lửa vừa cho đến khi sợi bún trong lại là được. Bún chín, nhanh tay trút bún ra rổ rồi xả mạnh với nước sạch để sợi bún trắng, trong hơn. Vẩy bún kỹ cho ráo nước để bún không bị nhão nước.
Với quy mô nhỏ bạn có thể tham khảo các bước trên để trực tiếp kiểm soát các quy trình. Còn với các hội kinh doanh hoặc cơ sở lớn trên thị trường, việc để làm ra được sợi bún ngon, chất lượng ổn đjnh sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của phụ gia. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu phụ gia làm bún dai ngon bạn nhé.
Phụ gia làm bún dai ngon
Phụ gia bảo quản an toàn – Nasa R102 Plus
Thành phần sản phẩm
- 100% thành phần của sản phẩm chứa hôc hợp muối
- Những hợp chất này có tác dụng diệt trừ vi khuẩn Lactic, nguyên nhân gây ra vị chua cho bún.
Công dụng của chất bảo quản Nasa R102 Plus
- Kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm.
- Chống sự chua, ôi thiu,chống đổ nhớt cho bún.
- Ngoài chức năng là bảo quản, sản phẩm còn hỗ trợ giữ màu cho mì tươi, mì vắt.
- Thay thế hoàn toàn Benzoate cho công dụng bảo quản
Quá trình ngâm gạo cùng nước và một chút muối trong bồn kín tạo thành sự lên men lactic. Giúp kéo dài và tăng độ dai cho sợi bún. Thời gian ngâm gạo quá lâu cộng với quá trình ép nước chua thường dẫn đến tình trạng lên men quá mức. Nếu người làm bún không biết điều chỉnh sẽ khiến sợi bún bị chua, dễ đứt đoạn. Làm rút ngắn thời gian sử dụng của bún.
Hàm lượng sử dụng
Đối với bún: 0.3 – 0.5 gram/kg
Sản phẩm Nasa R102 Plus còn có thể sử dụng cho các loại bánh, kẹo khác nhau như: bánh đậu xanh, bánh pía,
Ngoài tác dụng bảo quản các sản phẩm làm từ bột kể trên. Nasa R102 Plus còn được sử dụng trong các loại thực phẩm chế biến từ thịt, cá: chả bò, chả cá, cá viên, xúc xích, bò viên,…
Hương gạo cho bún an toàn cho sức khỏe
Trong quá trình sản xuất bún, nếu thời gian lên men quá mức thường sẽ khiến bún bị mùi chua. Vì vậy, việc sử dụng hương gạo cho bún có tác dụng:
- Tạo mùi thơm gạo tự nhiên cho bún
- Che mùi chua khi bún quá thời gian ép nước chua
- Nâng cao chất lượng sản phẩm
- Gia tăng cảm quan
- Tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trên thị trường
Sản phẩm hương gạo có hai dạng chính là dạng lỏng và dạng bột.
Phụ gia làm bún dai ngon an toàn
Đặc biệt phải nói đến dòng sản phẩm LK207 phụ gia tạo dai bóng cho bún, bánh phở
Người ta thường sử dụng gạo cũ làm nguyên liệu để bún tươi được khô xốp hơn. Nếu sử dụng gạo quá mới, độ nhớt của gạo còn nhiều, dễ dẫn đến hiện tượng bún bị dính, đứt gãy sau quá trình hấp.
Để khắc phục tình trạng trên, cần kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào. Đảm bảo chất lượng của gạo phải đồng đều. Gạo cũ nên lưu kho từ 6 tháng trở lên để thành phần Amylose đạt được hàm lượng cao nhất.
Tuy nhiên, đối với các cơ sở sản xuất bánh hỏi riêng lẻ, rất khó để đồng nhất về chất lượng gạo. Vì vậy, phụ gia tạo cấu trúc TF-406 giúp bún khô xốp và dai bóng hiệu quả, là một lựa chọn thay thế thích hợp.
Pingback: Hương chống chua cho bún mua ở đâu?