Cách làm chả heo dai giòn, an toàn không dùng hàn the

Giò lụa một trong những món ăn thuần Việt rất độc đáo của Việt Nam, một có lâu đời ở miền Bắc, một xuất hiện sau giò lụa ở miền Nam. Giò là một loại món ăn gói chặt chủ yếu luộc, gồm có giò lụa hay giò nạc, giò mỡ, giò thủ, làm bằng thịt lợn (chả heo), hay giò bò làm bằng thịt bò, sau này có thêm giò chay. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm giò lụa và một số món ăn từ giò lụa.

chả lụa

Nguyên liệu và cách làm chả heo

Nguyên liệu làm chả heo

Thành phần dinh dưỡng của thịt heo

  • Thịt chứa nhiều chất dinh dưỡng ngoài việc giúp cân bằng giá trị dinh dưỡng còn giúp kích thích hệ tiêu hóa giúp tăng cảm giác ngon miệng.
  • Đồng thời thịt heo cũng là nguồn cung cấp chính các chất như axit amin, protein, lipid, khoáng (sắt, đồng, kẽm, magie, phospho…) các vitamin (A, B1, B6, B12, PP…)

cách làm chả lụa heo

Phân loại thịt heo:

  • Thịt thăn hay còn gọi là nạc thăn:Thịt thăn là phần nạc không dính chút mỡ nào, là phần thịt mềm và thơm nhất trên cơ thể heo. Thường được sử dụng làm chả lụa hoặc chà bông.
  • Thịt cốt lết :Đây là phần thịt lưng của con heo, chủ yếu là nạc và đôi khi cũng được người bán gọi là thịt thăn. Thịt cốt lết thường được cắt kèm với phần đầu xương sườn nên mọi người hay gọi là sườn cốt lết.
  • Thịt chân giò: Là phần thịt ở đùi heo, cắt bỏ phần móng.Được dùng để chế biến các món như: chân giò hầm, chân giò hun khói, chân giò muối, chân giò nhồi…
  • Thịt ba chỉ: Đây là vùng thịt bụng của heo, gồm các lớp mỡ – thịt – mỡ xếp chồng lên nhau
  • Thịt nạc vai: Là phần thịt ở vị trí vai heo, có độ dai và giòn, lẫn cả nạc và mỡ.
  • Thịt mông: Thịt mông nằm phía cuối thân heo, có cả mỡ và nạc lẫn vào nhau.Trong thịt mông còn có một phần gọi là thịt mông sấn, các phần bì, mỡ và thịt được phân tách rõ ràng, có phần nạc rất dày, không lẫn gân, xương hay sụn.
  • Thịt nạc dăm: Là phần thịt có lớp mỡ xen kẽ bên trong miếng thịt, không phân tách thịt và mỡ rõ ràng.

Thịt được chọn để chế biến chả lụa chủ yếu là thịt đùi.

Quy trình cách làm chả heo

sơ đồ quy trình sản xuất chả lụa

chả lụa

  • Bước 1: Thịt nạc đùi sau khi mua từ lò về phải được lóc gân,mỡ, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, đem ướp đá trong vòng 30-40 phút.
  • Việc ướp đá sẽ làm cho khối thịt giảm hiện tượng nhiệt độ khối mọc khi xay vượt quá ngưỡng nhiệt độ cho phép sẽ làm khô mọc dẫn đến chả lụa bị bỡ sau khi hấp.
  • Bước 2: Mỡ đạt yêu cầu sẽ được loại bỏ tạp chất (da, lông, vật thể lạ…), sau đó đem rửa sạch, cắt nhỏ sau đó cho vào cấp đông.
  • Bước 3: Giai đoạn xay thô, trong giai đoạn này ta sẽ bỏ các chất tạo dai giòn, tăng kết dính tạo mọc dẻo bóng.
  • Tiếp tục xay thêm 15s dừng máy và chuyển sang bước 4
  • Bước 4: Cho hỗn hợp bột, gia vị, bảo quản cùng mỡ vào xay tiếp cho đến khi khối mộc dẻo chảy, bóng thì dừng máy.Thông thường giai đoạn này kéo dài 1 phút đến 1 phút rưỡi
  • Bước 5: Bao gói: bao gói phù hợp với mục đích sản xuất.
  • Bước 6: Hấp: chả sau khi được bao gói sẽ được cho và nồi hay tủ hấp.
  • Thời gian hấp từ 45-70 phút. Tùy kích thước của cây chả

Một số món ăn từ chả heo

Ngoài việc ăn trực tiếp thì chả heo còn có thể kết hợp tạo ra nhiều món ăn độc đáo khác. Dưới đây là một số món ăn có sự kết hợp chả lụa

Giò lụa kho trứng cút ngon miễn chê

giò lụa kho trứng cút

Nguyên liệu:

  • Trứng cút
  • Giò lụa
  • Nước dừa tươi
  • Hành lá, ớt sừng
  • Gia vị: nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu.

Cách làm:

  • Giò lụa cắt miếng tam giác sao cho vừa ăn.
  • Ướp giò lụa với tiêu, đường, hành băm, hạt nêm.
  • Trứng cút cho vào nồi luộc chín. Sau đó, ngâm qua nước lạnh khoảng 5 phút rồi bóc vỏ.
  • Đổ nước dừa vào nồi, nấu sôi, nêm nước mắm.
  • Thả giò lụa và trứng vào kho đến khi nước dừa gần cạn, chuyển sang màu vàng nhạt, các nguyên liệu thấm gia vị là được.
  • Khi ăn bạn múc giò và trứng ra đĩa, rắc thêm chút hạt tiêu hoặc ớt sừng xắt sợi và vài cọng hành lá lên cho đẹp mắt.

Giò lụa xào cay ăn là mê ngay

Kết quả hình ảnh cho giò lụa xào cay

Nguyên liệu:

  • Giò lụa
  • Hành tây
  • Cà rốt
  • Tỏi khô, hành tím, hành lá
  • Ớt bột, hạt tiêu
  • Gia vị

Cách thực hiện:

  • Thái giò lụa thành miếng vừa ăn rồi đem chiên sơ.
  • Phi thơm hành băm, tỏi băm rồi cho 1/2 củ cà rốt, 1/2 củ hành tây, giò lụa, 20gr bột ớt, 1/4 muỗng canh hạt nêm, 1/4 muỗng canh hạt tiêu, 40ml nước, 30ml sốt chua ngọt cay vào chảo, đảo đều cho ngấm gia vị.
  • Hành lá rửa sạch, thái nhuyễn. Thêm 10gr hành lá, đảo qua rồi bắc ra và thưởng thức

Giò lụa kho cho bữa cơm thêm đậm đà

Kết quả hình ảnh cho giò lụa kho

Nguyên liệu:

  • Giò lụa
  • Hành tím, tỏi
  • Các loại gia vị

Cách thực hiện:

  • Cắt giò lụa thành từng miếng vừa ăn, đem chiên vàng đều
  • Hành khô bóc vỏ và băm nhỏ
  • Tỏi bóc vỏ nhưng để nguyên hoặc đập dập
  • Trộn đều giò với nước mắm, xì dầu, đường, nước màu cùng hành khô và tỏi.
  • Đổ một bát nước vào nồi rồi kho giò cho đến khi nước cạn gần hết và hơi sánh lại.

Với món ăn này, bạn cũng có thể cho thêm ớt, tiêu để món ăn thêm phần kích thích vị giác

  • Xem thêm 10 món ngon từ chả lụa

CÔNG TY TNHH LUÂN KHA

95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM.

Bạn muốn đăng ký nhận mẫu thử hoăc muốn tư vấn thêm về sản phẩm.

Vui lòng liên hệ: Ms Ngọc Anh: 0938 365 161

Email: sale1@luankha.com

Rất mong sẽ là đối tác đồng hành cùng quý khách hàng !!!

Các từ khóa liên quan đến chả heo

  • cách làm chả lụa bán
  • cách làm chả lụa để bán
  • cách làm chả lụa huế
  • cách làm chả lụa gân
  • cách làm chả mỡ
  • cách làm giò lụa thủ công
  • cách làm giò lụa không dùng bột
  • bột nở làm chả lụa mua ở đâu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *