GL05 – PHỤ GIA TẠO GIÒN DAI , MÀU , HƯƠNG CHO CHẢ BÒ

Chả bò vừa là món ăn chơi vừa giàu giá trị dinh dưỡng. Để tạo ra cây chả bò ngon, ngoài việc chon nguyên liệu tươi ngon thì phụ gia hương liệu cũng rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một số phụ gia thực phẩm dùng trong sản xuất chả bò.

  • Xem thêm bài viết phụ gia Sodium dehydroacetate và ứng dụng trong bảo quản thực phẩm
  • Hướng dẫn cách làm chả bò Đà Nẵng

 

PHỤ GIA LÀM CHẢ BÒ

Nguyên liêu , cách làm và phụ gia làm chả bò

Nguyên liệu

  • Thịt nac heo +bò
  • Mỡ
  • Gia vị: mắm, muối, đường, bột ngọt, tiêu, bột nêm, …
  • Bột tạo dai giòn
  • Hương bò

Cách chọn thịt bò ngon

  • Chọn mua những thớ thịt bò nhỏ, mềm, có màu đỏ tươi, thớ thịt không mịn(trừ khi là thịt bò tơ), gân trắng nhỏ và mỡ có màu vàng tươi. Không mua những thớ lớn và cứng. Lấy tay ấn vào thớ thịt bò thấy không dính tay và không có mùi hôi là thịt bò ngon.
  • Thịt bò cái thường ngon hơn thịt bò đực. Ngon nhất vẫn là loại thịt bò còn tơ vì thịt mềm, mỡ trắng, thớ mịn.
  • Còn thịt bò cómàu tái xanh hoặc có những nốt trắng tròn giữa các thớ thịt là bò bị sên, bị sán hay bị lại gạo. Thịt bò có các dấu hiệu: màu sậm, mỡ vàng đậm là bò già, ăn sẽ dai, xương màu vàng, độ đàn hồi của thịt kém, thịt nhão, bề mặt của thịt nhớt là bò bệnh, không ngon. Đây là những loại thịt không nên mua để đảm bảo an toàn.

Mỡ

·         Mỡ: mỡ được chọn phải là mỡ gáy, màu trắng đục, không có mùi lạ, khôn ôi thiu, tuân thủ theo tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y Tế.

  • Nước mắm: dung dịch có vị muối, lỏng, không đặc, màu nâu là một loại nước sốt tự nhiên được sản xuất từ một hỗn hợp: cá đã lên men, nước và đường.
  • Nước mắm có mùi nặng, vị mặn .
  • Sử dụng nước mắm loại nguyên chất, có màu vàng rơm đến vàng nâu, dung dịch không vẫn đục, có ít cặn đóng ở bao bì, có mùi thơm đặc trưng của nước mắm, không có vị lạ.
  • Các gia vị còn lại: Tuân theo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.

Cách làm chả bò

Bước 1: Sơ chế thịt.

  • Đem thịt đã chọn đi rửa bằng nước sạch.
  • Nếu có cả bì thì bạn bỏ đi, chỉ nên giữ lại nạc, mỡ và gân. Mỡ và gân sẽ có tác dụng giữ cho chả được giòn dai tự nhiên cho món chả lụa.
  • Để thịt ráo nước hoặc bạn cũng có thể thấm bằng khăn bông sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian.
  • Tiếp đến bạn thái nhỏ miếng thịt ra thành từng miếng nhỏ để quá trình ướp và xay được dễ dàng hơn.
  • Sau khi thái xong, bạn cho thịt vào bát tô và chuẩn bị các gia vị để ướp.

 

9 thực phẩm giúp trẻ phát triển và thông minh

Bước 2: Ướp thịt.

  • Chuẩn bị gia vị với: nước mắm, hạt nêm, đường, hạt tiêu đã xay nhỏ.
  • Trộn đều các gia vị trên với thịt và đợi 40 – 45 phút cho gia vị ngấm đều vào từng thớ thịt.

Bước 3: Xay thịt.

  • Sau khi ướp thịt với các gia vị xong, bạn lấy thịt ra cho vào cối xay, xay thật nhuyễn.
  • Một mẹo nhỏ trong quá trình xay là bạn không nên xay liên tục từ đầu đến cuối mà cứ xay khoảng 1 phút thì bạn dừng lại, dùng đũa quấy đều thịt lên rồi mới xay tiếp.
  • Cách xay này vừa nhanh lại vừa giúp đều thịt, không bị chỗ nát quá, chỗ to quá.
  • Cứ làm như vậy đến khi bạn thấy thịt xay đã mịn và nhuyễn thì thôi.
  • Tiếp theo, bạn cho thịt ra ngoài bát và cho vào ngăn đá để khoảng 1 tiếng đồng hồ để ướp lần 2, sau đó bạn mang ra xay 1 lần nữa đến khi thịt mịn và hồng là được.

Bước 4: Gói chả.

  • Trước khi gói bạn mang lá chuối đi lau sạch bằng khăn bông.
  • Lưu ý trong khi gói thì hạn chế làm lá chuối bị rách, sau đó để lá chuối ráo nước, phơi khô.
  • Hoặc bạn cũng có thể hơ qua lá chuối trên lửa sẽ giúp lá chuối được dai hơn.
  • Sau đó bạn đổ thịt đã xay nhuyễn ra lá, gói theo hình dạng và kích thước tùy ý.
  • Cuối cùng, bạn gói chả bằng 1 lớp nilon để khi luộc tránh nước vào.

Bước 5: Luộc/ hấp chả.

  • Đun sôi nước và cho chả đã gói vào nồi để luộc chín trong vòng 25 – 30 phút.
  • Nếu hấp chả thì sẽ cần khoảng 45 – 50 phút.
  • Chả chín thì vớt ra, treo lên cao hoặc bỏ vào rổ cho ráo nước.
  • Sau khoảng 1 – 2 tiếng thì có thể đem chả ra cắt thành miếng vừa ăn, bày ra đĩa, trang trí cho đẹp mắt, làm thêm chén nước mắm hay muối tiêu để chấm cùng.

Phụ gia làm chả bò

Soy protein

Thành phần

  • Trong hạt đậu tương chứa Protein (40%), Lipid (12-25%), Glucid (10-15%) có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S, các vitamin A, B1, B2, D, E, F, các enzyme, sáp, nhựa và các acid amin.
  • Đây được coi là nguồn cung cấp protein hoàn chỉnh vì chứa một lượng đáng kể các amino acid không thay thế, rất cần thiết cho cơ thể.
  • Chính vì thế, các thực phẩm làm từ đậu tương được xem là một loại “thịt không xương” vì chứa tỷ lệ đạm thực vật dồi dào, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật.
  • Thậm chí, lượng đạm (protein) trong 100 g đậu tương có thể tương đương với lượng đạm trong 800 g thịt bò.

 

thay thế mỡ đạm đậu nành soy protein

Ứng dụng

  • Dùng để tạo mạng lưới giữ nước, tăng kết dính
  • Ổn định cấu trúc hiệu quả
  • Tạo nhũ hóa liên kết với thịt, mỡ
  • Tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm

Enzyme TG (Transglutaminase)

Tính chất

  • Transglutaminase được tìm thấy rộng rãi trong cơ thể con người, động vật bậc cao, thực vật và vi sinh vật.
  • Transglutaminase là một loại enzyme có khả năng tạo liên kết ngang với chính protein của thịt (cá) và với cả protein thực vật (trong đậu nành).
  • Transglutaminase có nguồn gốc từ quá trình lên men của vi khuẩn
  • Enzym TG (Transglutaminase) , còn được gọi là chất keo cho thịt
  • Là một enzyme có tự nhiên trong thực vật và vi khuẩn
  • Có khả năng tạo tính năng kết dính các thực phẩm có chứa protein với nhau.
  • TG hoạt động như một chất xúc tác, liên kết các phân tử protein với nhau bằng liên kết cộng hóa trị rất mạnh của các acid amin glutamine và lysine.
  • Đặc điểm nổi bật là Enzym-TG có thể giúp liên kết các loại thịt khác với nhau để tạo thành khối sản phẩm theo yêu cầu.
  • Ví dụ, trong các sản phẩm thịt, nó có thể giúp giữ thịt xông khói bọc chặt chẽ quanh thịt thăn
  • Tăng kết cấu thịt để đảm bảo nguyên vẹn lát cát mỏng.
  • Điều này giúp cho sản phẩm thịt sau khi sử dụng TG có thể thoải mái cắt lát mỏng hoặc chia nhỏ theo kích thước mong muốn để phục vụ theo yêu cầu sử dụng và tăng cảm quan sản phẩm.

Những điều cần lưu ý để bảo quản thịt, cá

 

Ứng dụng

  • Việc sử dụng transglutaminase trong công nghiệp thực phẩm bắt đầu với sản xuất surimi thương phẩm ở Nhật Bản.
  • Nghiên cứu cũng đã được làm bên ngoài của Nhật Bản liên quan đến các đặc tính của surimi với transglutaminase.
  • Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra ảnh hưởng của transglutaminaselên tính của gel surimi.
  • Ở surimi khi tính chất gel hình thành thì độ bền và lượng củaliên kết ngang tăng lên, các đầu nặng của myosin đơn phân giảm theo sự có mặt củatransglutaminase.
  • Seguro và những người khác cũng đã chứng minh rằngtransglutaminase thêm vào surimi gây xúc tác phản ứng tạo liên kết ngang trong quátrình hình thành.
  • Họ có đến 3 µmoles của ε – ( γ – Glu ) Lys crosslinks / 100 g gel, được xem là hiệu quả trong cải thiện thuộc các tính vật lý của gel.
  • Transglutaminase được thêm vào nguyên liệu, trộn và phản ứng với protein cá chủ yếu trong quá trình này.

 

Chả bò ngon Đà Nẵng, Chả bò Cô Lễ đảm bảo chất lượng thơm ngon ...

 

CÔNG TY LIME VIỆT NAM

95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM.

Bạn muốn đăng ký nhận mẫu thử hoăc muốn tư vấn thêm về sản phẩm.

Vui lòng liên hệ: Ms Ngọc Anh: 0938 365 161

Email: sale1@limefc.com

Rất mong sẽ là đối tác đồng hành cùng quý khách hàng !!!

 

Các từ khóa liên quan đến chả bò
  • Giá chả bò
  • Cách làm chả bò miền Trung
  • Cách làm chả bò chiên
  • chả bò đà nẵng cô huệ 12, tân bình thành phố hồ chí minh
  • Chả bò
  • Mua chả bò Đà Nẵng ở TPHCM
  • Cách làm chả bò thì là
  • Cách làm chả bò cho bé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *