Hiếm ai nghĩ một sản phẩm bình dân được ưa chuộng và phổ biến với người tiêu dùng như mì ăn liền được sản xuất trong những nhà máy sở hữu dây chuyền sản xuất tiên tiến, tự động hóa với công nghệ hàng đầu. Những đột phá trong công nghệ chế biến mì ăn liền hiện nay được xem là sự thay đổi tiêu biểu của công nghệ chế biến thực phẩm trong hơn hai thập niên vừa qua, để được những vắt mì thơm ngon đó phải có sự kết hợp Phụ gia cho mì ăn liền riêng, Trong đó có chất bảo quản trong mì ăn liền.
Chất bảo quản trong mì ăn liền – NASA R102 PLUS
Mì dễ bị oxy hóa, lên mốc là những hiện tượng thường gặp phải khi bảo quản mì. Những năm về trước, nhà sản xuất thường sử dụng Benzoate (hay còn gọi là mốc Mỹ) để hạn chế tình trạng này. Phụ gia này có tác dụng tương đối. Tuy nhiên hàm lượng sử dụng khá cao và có hại cho người dùng nếu bị tích tụ trong thời gian dài.
Vì vậy, dòng sản phẩm bảo quản thay thế cho Benzoate, an toàn và không gây hại cho sức khỏe đang là xu hướng hiện nay. Nắm bắt được nhu cầu vô cùng cần thiết đó. Công ty chúng tôi đã cho ra đời dòng bảo quản Nasa R102 Plus.
Nasa R102 plus:
là dòng bảo quản an toàn, hiệu quả, giúp tiết kiệm được chi phí sản xuất và gia tăng chất lượng mì khô thành phẩm cho cơ sở sản xuất mì khô.
Với thành phần phần chính là các muối hữu cơ, Nasa R102 Plus giúp chống lại sự lên men, lên mốct trong thời gian bảo quản.
Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng có đủ khả năng về chi phí để đầu tư trang thiết bị ngay từ ban đầu. Do vậy, sử dụng một phụ gia để gia tăng thời gian bảo quản. Chống lại sự lên men, lên mốc là một lựa chọn hoàn hảo cho bất cứ cơ sở nào.
- Tên gọi: Hỗn hợp phụ gia thực phẩm Nasa R102 Plus
- Thành phần: hỗn hợp muối acetate, muối erythorbate,…
- Màu sắc: màu ngà đến vàng nhạt
- Quy cách: 1Kg và 25Kg
- Xuất xứ: Nguyên liệu Thái Lan. Đóng gói tại LIME VIỆT NAM.
- Hàm lượng sử dụng: 2-3g/kg
- Mục đích sử dụng: chất bảo quản, chất chống oxy hóa, chất điều chỉnh độ acid, chất ổn định,…
Quy trình sản xuất mì ăn liền:
Một gói mì sản xuất theo công nghệ Nhật Bản sẽ trải qua 12 công đoạn khép kín theo một quy trình hiện đại, hoàn toàn tự động với thời gian trung bình mất khoảng 20 – 25 phút.
Bước 1: Nguyên liệu
Quá trình này bắt đầu từ việc lựa chọn nguyên liệu là bột lúa mì và các thành phần trong gói gia vị như rau, củ sấy các loại, bột nêm, dầu tinh luyện, tôm, thịt gà, thịt heo sấy…Theo đó, 100 % nguyên liệu này phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm theo qui định, đồng thời được kiểm tra nghiêm ngặt nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trước khi đưa vào nhà máy sản xuất.
Bước 2: Trộn bột
Bằng hệ thống ống dẫn khép kín, bột mì, chiết xuất từ củ nghệ tươi và dung dịch phối trộn từ bồn chứa được bơm vào cối trộn và trộn đều bằng thiết bị tự động.
- Tao Độ Kết Dính ( Giòn, Dai) Cho Sản Phẩm.
- Cải Thiện Cấu Trúc, Giúp Sản Phẩm Không Bị Vỡ Nứt.
- Hạn Chế Sự Phát Triển Của Vi Sinh Vật, Giữ Cho Màu Sắc Và Mùi Vị Sản Phẩm Tươi Ngon.
- Giữu Nước, Chất Khoáng, Tăng Trọng Của Sản Phẩm 7 – 10%.
- Tính Ổn Định Trong Quá Trình Đông Đặc – Làm Tan.
Bước 3: Cán tấm
Bột mì sau khi trộn được chuyển đến thiết bị cán tấm bằng hệ thống băng tải. Tại đây, các cặp lô cán thô và cán tinh sẽ cán mỏng dần lá bột cho đến khi đạt yêu cầu về độ dai, độ dày – mỏng theo quy cách của từng loại sản phẩm.
Bước 4: Tạo Sợi
Lá bột được cắt sợi thành những sợi mì to, nhỏ, tròn, dẹt khác nhau và hình thành những gợn sóng đặc trưng bởi hệ thống trục lược.
Bước 5: Hấp Chín
Sợi mì được hồ hóa và làm chín bên trong tủ hấp hoàn toàn kín bằng hơi nước. Nguồn nhiệt được tạo thành từ hệ thống cấp hơi nóng hiện đại kết hợp với áp suất tiêu chuẩn cài đặt và điều chỉnh tự động.
Tham khảo. Quy trình sản xuất mì ăn liền.
Bước 6: Cắt định lượng và bỏ khuôn
Qua hệ thống lưới trung chuyển đi vào dao, thớt, sợi mì được cắt ngắn và tự động rơi xuống phễu, bỏ vào khuôn chiên tạo hình dáng cho vắt mì. Tùy vào từng loại sản phẩm mà vắt mì sẽ có hình dáng vuông, tròn hoặc định dạng cho các loại mì ly, tô, khay…
Bước 7: Làm khô
Vắt mì sau khi được hấp chín sẽ qua hệ thống làm khô hiện đại để làm giảm độ ẩm của vắt mì xuống mức thấp nhất giúp sản phẩm có thể bảo quản trong thời gian 5 – 6 tháng.
Có 02 phương pháp làm khô:
- 1. Sấy bằng nhiệt gió: sản xuất mì không chiên
- 2. Chiên bằng dầu: Sản xuất mì chiên
- • Dầu được làm nóng gián tiếp bằng hơi nước (tương tự chưng cách thủy) trước khi đưa vào hệ thống chảo kín.
- • Trong quá trình chiên, dầu hao hụt bao nhiêu luôn được bổ sung bằng lượng dầu mới bấy nhiêu một cách đều đặn, liên tục thông qua hệ thống định lượng tự động.
- • Thời gian chiên mì là khoảng 2,5 phút
- • Chỉ số oxy hóa của dầu luôn được kiểm soát theo TCVN và Codex để đảm bảo dầu luôn tươi mới.
Bước 8: Làm nguội
Với hệ thống làm nguội tự động bằng gió tươi lấy từ môi trường tự nhiên và được lọc sạch bằng thiết bị hiện đại, nhiệt độ của vắt mì sau khi sấy khô sẽ nhanh chóng được đưa về mức bình thường trước khi đóng gói.
Bước 9: Cấp gói gia vị
Vắt mì sau khi làm nguội sẽ được bổ sung các gói gia vị theo từng hương vị sản phẩm bằng hệ thống tự động.
Bước 10: Đóng gói
Sau khi cấp gói gia vị đầy đủ theo từng sản phẩm, vắt mì được đóng gói bằng bao film để tạo thành gói mì hoàn chỉnh.
Hạn sử dụng sản phẩm được in trên bao bì trong quá trình đóng gói.
Bước 11: Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Cân trọng lượng, dò dị vật và kim loại
Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, từng sản phẩm một đều được kiểm tra qua các thiết bị máy dò kim loại, máy cân trọng lượng và máy rà soát dị vật X-ray. Những gói mì không đạt chuẩn sẽ bị loại khỏi quy trình.
Bước 12: Đóng thùng
Thành phẩm được đóng thùng theo quy cách của từng sản phẩm, in ngày sản xuất, lưu kho và được kiểm tra chất lượng bởi phòng QA (Quality Assurance) trước khi phân phối ra thị trường.
Các tìm kiếm liên quan đến chất bảo quản trong mì ăn liền:
- Cách bảo quản mì an liền
- Cách bảo quản mì tôm
- Các chất phụ gia trong mì ăn liền
- Hạn sử dụng của mì an liền
- Tổng quan về mì an liền
- Công nghệ bao gói mì an liền
- Hạn sử dụng của mì tôm là bao lâu
- Quy trình sản xuất mì an liền không chiên