Chất chống oxy hóa trong thực phẩm là gì, có tác dụng gì với cơ thể, có thể nạp từ nguồn thực phẩm nào, bổ sung bao nhiêu là đủ, nhiều có tốt không? Bạn sẽ tìm thấy tất cả các câu trả lời trong nội dung sau.
Chất chống oxy hóa trong thực phẩm – 99+Lợi ích kỳ diệu đối với sức khỏe
Chất chống oxy hóa trong thực phẩm là gì, có tác dụng gì với cơ thể, có thể nạp từ nguồn thực phẩm nào, bổ sung bao nhiêu là đủ, nhiều có tốt không? Bạn sẽ tìm thấy tất cả các câu trả lời trong nội dung sau.
Chất chống oxy hóa là những hóa chất chống lại quá trình oxy hóa của tế bào. Cơ thể chúng ta cũng tạo ra các chất chống oxy hóa nhưng nguồn chính vẫn là từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Mỗi loại chất chống oxy hóa hoạt động khác nhau, cùng chiến đấu với các gốc tự do gây ra quá trình oxy hóa làm hỏng các tế bào. Cơ thể tạo ra các gốc tự do khi nó xử lý thực phẩm, tiếp xúc ánh sáng mặt trời và các chất độc như khói, ô nhiễm và rượu. Chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn các gốc tự do trước khi chúng hình thành hoặc phá vỡ để vô hiệu hóa chúng.
- Vitamin E:
Chất chống oxy hóa này giúp chống lại các gốc tự do tấn công chất béo trong thành tế bào. Nó cũng có thể ngăn chặn cholesterol LDL biến thành dạng làm cứng động mạch do bị oxy hóa và dẫn đến bệnh tim mạch. Vitamin E có trong ngũ cốc nguyên hạt, dầu thực vật (ô liu, hướng dương, cải dầu), các loại hạt và rau lá xanh.
- Vitamin C:
Còn được gọi là axit ascorbic, được hòa tan trong nước, giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày, phổi và hệ thống tiêu hóa. Nguồn vitamin C trong thực phẩm gồm rau xanh, cà chua, và các loại trái cây họ cam quýt như cam và bưởi. Chú ý rằng quá trình gia nhiệt khi nấu có thể phá hủy nó.
- Beta-carotene:
Đây là một carotenoid tan trong dầu, là các sắc tố màu vàng, cam và đỏ trong rau và trái cây. Cơ thể sẽ biến nó thành retinol, giúp tăng cường thị lực. Nó có thể nguy hiểm khi dùng ở dạng bổ sung như thực phẩm chức năng, vì vậy tốt nhất là lấy từ nguồn thức ăn.
- Lycopene:
Chất carotenoid này có thể giúp bảo vệ chống lại ung thư tuyến tiền liệt, phổi và ung thư vú. Cà chua là nguồn bổ sung tốt và phổ biến. Làm nóng cà chua giúp cơ thể hấp thu lycopene dễ dàng hơn và thêm một chút chất béo như dầu ô liu để giúp cơ thể bạn sử dụng chất dinh dưỡng này hiệu quả.
Chất ngăn oxy hóa trong thực phẩm hoạt động như thế nào?
Để hiểu được điều này trước tiên phải hiểu về các gốc tự do. Chúng được tạo ra liên tục trong quá trình cơ thể tạo ra năng lượng. Người ta ví von nó như là cái giá phải trả cho việc sử dụng oxy để sản xuất năng lượng.
Chúng bao gồm các loại chất như ion superoxide, gốc hydroxyl, hydrogen peroxide, gốc alkoxy, axit hypochlorous, peroxynitrite, hydroperoxide hữu cơ và gốc peroxyl.
Các chất này là một phân tử có chứa các electron đơn lẻ và chúng cần một electron khác kết hợp để tạo ra chất mới mà không còn gây hại cho cơ thể nữa. Và chính các chất chống oxy hóa kết hợp với các gốc tự do tạo ra sự trung hòa, ổn định cho cơ thể.
Các gốc tự do sinh ra từ đâu?
Chúng được hình thành tự nhiên khi bạn tập thể dục và khi cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Cơ thể của bạn cũng có thể tiếp xúc với các gốc tự do từ nhiều nguồn trong môi trường, chẳng hạn như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí và ánh sáng mặt trời. Các gốc tự do đẩy nhanh quá trình lão hóa, gây viêm và gây ra các căn bệnh ung thư.
Chất chống oxy hóa trong thực phẩm có ở đâu trong tự nhiên? Chúng chứa nhiều trong các rau quả, các loại hạt và một số loại đồ uống. Khả năng chống oxy hóa của từng thực phẩm được đo bằng chỉ số ORAC, tức là khả năng hấp thụ được oxy, hấp thụ được càng nhiều thì thực phẩm đó có nhiều tiềm năng hơn. Và chúng được phân thành những nhóm như sau:
- Rau củ:
Trong nhóm này những thực phẩm hàng đầu được nhắc đến là atiso, măng tây, bắp cải, hẹ sống, tỏi, gừng,…
- Trái cây:
Mâm xôi, việt quât, nho đen, lựu, mận,… là những loại quả mọng nước chứa nhiều các chất chống oxy hoá nhất.
- Gia vị và thảo mộc:
Ngay cả các loại cây gia vị mà chúng ta ít khi xem trọng chúng về giá trị dinh dưỡng thì chúng lại có rất nhiều lợi ích khác nhau và thành phần chống oxy hoá hữu hiệu.
Có thể nhắc đến các loại phổ biến như: kinh giới, bạc hà, thì là, bột ớt, quế, đinh hương, hạt nhục đậu khấu, hạt tiêu, nghệ,…
Các chất ngừa oxy hóa trong thực phẩm giúp ngăn ngừa căn bệnh nào?
- Chống lão hóa, làm sáng da:
Giống như các cơ quan khác, da liên tục tạo ra các gốc tự do như peroxit, superoxit và oxy đơn. Điều này xảy ra vì các hoạt động trao đổi chất và việc tiếp xúc với tia UV.
Các gốc tự do gây tổn thương tế bào, đẩy nhanh lão hóa, gây ung thư (u ác tính), viêm, sắc tố và mụn trứng cá.
Cơ thể của chúng ta sẽ tạo ra các enzym để chống lại quá trình oxy hóa nhưng bằng cách bổ sung chất chống oxy hóa thông qua chế độ ăn uống, bạn có thể có được làn da trẻ trung một cách chắc chắn hơn.
- Chống viêm, chống ung thư, tác dụng bảo vệ gan:
Khi bệnh gan liên quan đến quá trình oxy hóa, chất chống oxy hóa là loại thuốc tốt nhất. Các bệnh về gan như xơ gan, vàng da, ung thư biểu mô tế bào gan và nhiễm ký sinh trùng.
Chất chống oxy hóa như curcumin, resveratrol, caffeine, quercetin, naringenin, và silymarin có thể có hiệu quả trong vấn đề này.
- Bảo vệ tim mạch:
Các vitamin C và E chống oxy hóa và các chất phytochemical như quercetin, beta-carotene, lycopene và lutein đã cho thấy tác dụng bảo vệ tim mạch tuyệt vời.
Chúng dọn sạch các gốc tự do và kích hoạt sản xuất chất các chất chống oxy hóa trong cơ thể bạn.
- Bảo vệ não:
Mức độ cao của các gốc tự do trong máu làm tăng tỷ lệ các bệnh về não. Bổ sung chế độ ăn uống của bạn với chất chống oxy hóa có tác động trực tiếp đến não, nhận thức, học tập và trí nhớ.
Chế độ ăn uống giàu vitamin E và C trong khi mang thai giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các khối u não và biến dạng.
- Hỗ trợ khả năng sinh sản:
Các loại oxy phản ứng (ROS) có thể có tác động đến số lượng tinh trùng, sự vận động của tinh trùng, và sự trưởng thành hoặc khả năng tồn tại của tinh trùng.
Ở phụ nữ, chất lượng trứng kém, khiếm khuyết ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, và thậm chí rối loạn rụng trứng có thể phát sinh một phần do ROS trong máu.
Áp dụng liệu pháp chống oxy hóa (vitamin và phytochemical) cho các vấn đề vô sinh như vậy có thể khôi phục lại sự cân bằng nội tiết tố, loại bỏ các gốc tự do và cải thiện tinh trùng, tăng cơ hội thụ thai.
Thiên nhiên đã cho chúng ta vũ khí mạnh mẽ để chống lại những căn bệnh nguy hiểm vì vậy chúng ta hãy tận dụng những thực phẩm tốt để bảo vệ bản thân.
Đây chính là lúc chúng ta nên xem lại chế độ ăn uống của mình và thiết lập một chế độ ăn lành mạnh. Chúng cũng không quá khó khăn khi nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa rất đa dạng và rẻ tiền.
10 loại món ăn giàu chất chặn oxy hóa trong thực phẩm tốt nhất
Đánh giá của các nghiên cứu, được công bố trong Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ mới đây cho thấy rằng ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa như trái cây và rau quả sẽ giảm nguy cơ ung thư thận tới 32%, theo Food News.
Để xem xét, các nhà nghiên cứu đã theo dõi kết quả của 13 nghiên cứu, khảo sát 530.469 phụ nữ và 244.483 nam giới trong 20 năm.Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều trái cây và rau quả đã giảm 32% nguy cơ ung thư tế bào thận so với những người tiêu thụ ít các loại thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa này nhất.
Trái cây và rau quả, đặc biệt là loại hữu cơ, chứa lượng chất chống ô xy hóa cao. Chất chống ô xy hóa ngăn chặn tác động của quá trình ô xy hóa lên các tế bào, ngăn ngừa việc gây thiệt hại nghiêm trọng cho tế bào, từ đó ngăn chặn ung thư thận.
Chất chống ô xy hóa cũng giúp giảm viêm từ đó ngăn chặn các bệnh, như bệnh tim, tiểu đường và ung thư.Dưới đây là 10 loại thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa tốt nhất:
- Quả Mâm xôi (Blackberries):
Blackberries đặc biệt giàu chất chống ô xy hóa polyphenol và vitamin C. Blackberries làm chậm lại sự suy giảm các kỹ năng nhận thức và vận động ở tuổi già.
- Hạt hồ đào:
Những loại hạt này có thể giúp giảm cholesterol. Chúng cũng rất giàu mangan, với đặc tính chống ô xy hóa chống lão hóa giúp giữ cho làn da săn chắc. Hồ đào cũng đóng góp cho sức khỏe tuyến tiền liệt vì hàm lượng beta-sitosterol.
- Quả nam việt quất:
Tiêu thụ quả nam việt quất có thể giúp giảm viêm, tăng cholesterol có lợi và tăng cường hệ miễn dịch. Quả nam việt quất cũng rất giàu loại chất chống oxy hóa độc đáo gọi là proanthocyanidin, ngăn chặn vi khuẩn E. coli và các vi khuẩn khác bám vào thành bàng quang, ngăn ngừa sự phát triển của nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Quả óc chó:
Quả cóc chó chứa nhiều protein, mangan, chất xơ và chất béo không bão hòa có lợi cho tim.
- Dâu tây:
Dâu tây rất giàu vitamin C và các chất chống ô xy hóa thân thiện với da giúp chữa lành da khỏi tác hại do tia UV và ô nhiễm. Ăn dâu tây cũng có thể giữ cho trái tim khỏe mạnh do hàm lượng folate cao.
- Bông atisô:
Atisô, chứa lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong tất cả các loại rau, có thể tăng cường năng lượng và tăng cường sức khỏe của tim và gan.
Từ các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, ở mức trung bình, thực phẩm từ thực vật có khả năng chống oxy hoá cao gấp
Sự thực về các chất ngừa oxy hóa trong thực phẩm sử dụng mỗi ngày
64 lần các sản phẩm từ động vật. Đây là lý do tại sao những người có một chế độ ăn uống toàn thực vật , ngay cả trong một khoảng thời gian ngắn, thường có mức độ chống oxy hóa cao hơn những người ăn thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Vì lý do này, các ngành công nghiệp thịt đã xem xét để bổ sung thêm thành phần chống oxy hóa vào các sản phẩm của mình, mặc dù điều này có thể làm cho các chế phẩm thịt tăng thêm nguy cơ gây ung thư. Các chất bổ sung chống oxy hoá không những không đem lại lợi ích như các loại thực phẩm thuần thực vật, mà còn có thể làm giảm tuổi thọ.
Chất chống oxy hoá trong thực phẩm nguồn gốc thực vật có vai trò giúp cơ thể tự bảo vệ, chống lại các gốc tự do và tổn thương DNA, bao gồm cả những tổn thương DNA có thể xảy ra do tập thể dục cường độ cao hoặc tiếp xúc với phóng xạ từ các chuyến bay.
Chất chống oxy hóa có thể tăng cường sức khỏe răng miệng, chống lại lão hóa da, làm chậm quá trình lão hóa nói chung, giảm nguy cơ bệnh Alzheimer, giảm viêm, duy trì chức năng sinh lý và chức năng tình dục, ngăn ngừa và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ngăn ngừa và điều trị bệnh hen suyễn, ngăn chặn xơ cứng động mạch, giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim, bệnh tim mạch, hạ cholesterol, ngăn chặn sự hình thành nitrit cấu thành chất gây ung thư, làm giảm nguy cơ hen suyễn, trầm cảm.
Tại Mỹ, liều lượng chất chống oxy hóa từ thực vật được khuyến khích sử dụng cho nam giới là 11.000 đơn vị mỗi ngày, và cho phụ nữ là 8.000 đơn vị mỗi ngày, không có liều lượng bị giới hạn tối đa.
Để tránh thiếu hụt chất chống oxy hóa, chúng ta nên cố gắng ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hoá ở mọi bữa ăn. Đặc biệt lưu ý rằng, với mỗi lần chúng ta gặp căng thẳng, thì lượng chất chống oxy hoá trong cơ thể có thể giảm xuống mức rất thấp và kéo dài suốt trong vòng hai giờ sau đó.
Mặt khác, các thực phẩm hữu cơ thường có nhiều chất chống oxy hoá hơn so với các thực phẩm thực vật thông thường. Ví dụ húng quế hữu cơ có hàm lượng chất chống oxy hoá cao hơn húng quế được trồng một cách phổ thông.
Trái cây, rau củ, ngũ cốc và các loại đậu đỗ có hàm lượng chất chống oxy hoá cao. Ngoài ra, các loại thảo mộc và gia vị như quế, đinh hương, húng chanh, tía tô, kinh giới, lá oregano và bạc hà rất giàu chất chống oxy hoá, chỉ cần một nhúm nhỏ mỗi loại đã cung cấp rất nhiều chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Một nguyên tắc chung là những trái cây hoặc rau củ màu đậm thì chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại khác, bởi vì nhiều loại chất chống oxy hoá chính là chất cấu thành nên màu sắc của các loài thực vật.
Luân Kha là công ty phân phối chuyên nghiệp, cung cấp hương liệu, phụ gia thực phẩm đặc thù trong lĩnh vực thực phẩm: giò chả, xúc xích, mì sợi, bánh, kẹo, nước giải khát…
Tel: 028 6266 5458
Email: chanhluan@luankha.com
Web: https://luankha.com
Các tìm kiếm liên quan đến chất chống oxy hóa trong thực phẩm
- chất chống oxy hóa mạnh nhất
- chất oxy hóa trong thực phẩm
- chất chống oxy hóa tổng hợp
- thực phẩm chứa nhiều chất oxy hóa
- chất chống oxy hóa trong mỹ phẩm
- chất chống oxy hóa 300
- giàu chất chống oxy hóa
- antioxidant chất chống oxy hóa