CMC Ứng Dụng Sản Xuất Siro – Phụ Gia Thực Phẩm

Syrup hay còn gọi là siro là một dung dịch chủ yếu là đường, nồng độ đường khoảng 55-65% (bão hòa hoặc gần như vậy), phần còn lại là nước và chất tạo màu, mùi nhân tạo hoặc tự nhiên (tùy từng nhà sản xuất) và các loại nước hoa quả trái cây ép với mùi vị đặc trưng.

Thực ra Syrup là một loại thực phẩm có nguồn gốc từ vùng Ả rập với tác dụng chính là trị ho cho trẻ em nhưng bởi vì mùi vị hấp dẫn khi pha chung với các loại đồ uống khác (rượu, cà phê, soda,…) cho nên nó đã được sản xuất rộng rãi để sử dụng làm nguyên liệu pha chế không thể thiếu của các quán đồ uống.

Ngày nay thi trường F&B ở Việt Nam ngày các mở rộng, củng đồng nghĩa với việc các loại Siro (Syrup) sẽ được sử dụng phổ biến hơn bao giờ hết, ở thời điểm hiện tại khi đặt chân vào bất kì một quán cà phê ngay cả các thương hiệu lớn cho đến các gian hàng nhỏ lẻ ta đều có thế bắt gặp hình bóng chai Siro xuất hiện trên kệ pha chế của họ.

Để đáp ứng nhu cầu thị hiếu cho người tiêu dùng và cả người sản xuất – Hiện tại CTY TNHH LIME VN đang chuyên cung cấp mặt hàng CMC (Carboxymethyl cellulose) (E466) là một loại phụ gia quan trọng không thể thiếu khi sản xuất Siro nó đóng vai trò như một chất ổn định và quyết định đến cấu trúc hoàn thiện của sản phẩm. Liên hệ SĐT: 0909 987 627 để được nhận mẫu thử và tư vấn (CMC ứng dụng sản xuất Siro)

CMC ứng dụng sản xuất Siro

CMC (E466) ứng dụng trong thực phẩm ?

  • CMC được sử dụng trong khoa học thực phẩm như là một sửa đổi lần độ nhớt hoặc chất làm đặc , và để ổn định nhũ tương trong các sản phẩm khác nhau. Là một phụ gia thực phẩm, nó có mã số E466.
  • Nó cũng là một thành phần của nhiều sản phẩm thực phẩm, chẳng hạn như Kem, Cà Phê Hòa Tan, Siro, Kẹo mềm, Các Loại Nước Sốt, Kẹo Mềm, Nước Giải Khát, Nectar … được ứng dụng rộng rải trong ngành thực phẩm. Nó được sử dụng chủ yếu bởi vì nó có độ nhớt cao , không độc hại, và không gây dị ứng .

Ứng dụng Siro nhiều nhất trong pha chế đồ uống

  • Hầu hết các syrup đều được dùng để pha chế các loại đồ uống hoa quả giải khát theo tỷ lệ 1 phần syrup: 7 phần nước. Khuấy đều và có thể cho thêm đá nếu muốn uống lạnh.
  • Ngoài ra, Syrup còn được dùng để pha chế cocktail, rượu, sữa chua, kem, trà, cà phê và rất nhiều các loại thức uống thông dụng khác không chỉ giúp tạo nên một thế giới đồ uống đa dạng về màu sắc, phong phú về hương vị mà còn mang lại các giá trị dinh dưỡng nhất định.

  • Mặt khác, một số loại Syrup cũng được dùng như là một loại “nước chấm”/ nước sốt cho một số loại bánh ngọt.

Syrup là gì

  • Hiện nay, Siro(Syrup)  trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong công việc hàng ngày của các Bartender, được sản xuất và ứng dụng với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Các loại Syrup phổ biến trên thị trường Việt Nam

Chính bởi nhu cầu tiêu dùng (thức uống) của con người ngày một đa dạng nên các loại Syrup cũng vì thế mà gia tăng đáng kể cả về số lượng lẫn thành phần nguyên liệu. Tùy theo thương hiệu hoặc thành phần nguyên liệu chính mà việc phân loại syrup cũng có sự khác biệt. Cụ thể có thể kể tên các loại Syrup phố biến nhất như sau:

Phân loại Syrup theo thương hiệu

►Monin Syrup

Monin Syrup là thương hiệu syrup nổi tiếng của Pháp hiện có hơn 100 hương vị từ cổ điển như vanilla, bạc hà, dâu tây,… đến những hương vị mang tính độc đáo như Raspberry, Mojito, Orange Blood, Lavender,…

 

►Amoretti Premium Syrups

Amoretti Premium Syrup là thương hiệu syrup khá phổ biến với một bộ sưu tập đa dạng về các loại syrup cao cấp, được tạo ra từ các hương vị tự nhiên, dễ dàng hòa tan với các chất lỏng khác. Có thể kể đến một số hương vị như: syrup chocolate đen, vanilla Pháp, amaretto, trái lựu, hoa anh đào, hoa oải hương, zabaione,…

 

►DaVinci Gourmet Syrups

DaVanci Gourmet Syrup cũng là thương hiệu syrup khá phổ biến với hơn 60 hương vị syrup khác nhau, có nồng độ mùi vị đậm đặc nhưng không làm mất đi vị cơ bản của thức uống.

 

►Torani Syrup

Torani Syrup là một trong những thương hiệu syrup phổ biến nhất hiện nay trên thị trường nguyên liệu pha chế đồ uống với danh sách hương vị vô cùng đa dạng, phong phú và luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường.

 

Ngoài ra còn có Small Hand Foods, Osterberg Syrups, Metier Hazelnut Syrups, …

Phân loại Syrup theo thành phần nguyên liệu chính

►Maple syrup

Không ít Bartender thắc mắc “Maple syrup là gì?” Maple syrup là một loại syrup được làm từ nhựa cây phong (hay còn gọi là mật phong), được sản xuất chủ yếu tại Canada với quy trình chăm sóc và lựa chọn kỹ lưỡng, chọn ra những cây phong sinh trưởng tốt để có thể chiết ra từ 1 – 1,5 lít nhựa/ cây/ 1 lần chiết. Tùy theo màu sắc mà Maple syrup được chia thành các bậc khác nhau như Bậc A (vàng nhạt, vàng trung và vàng đậm) và Bậc B (đậm đen).

Maple Syrup Là Gì

►Glucose syrup

Glucose syrup còn được gọi là đường Glucose bánh kẹo, là một loại syrup được làm từ thủy phân của tinh bột; được sử dụng để tạo ngọt cho bánh kẹo, thức uống, làm mềm kết cấu và tăng thêm khối lượng cho thực phẩm.

►Corn syrup

Corn syrup là một loại syrup được làm từ tinh bột ngô (bắp), ở dạng lỏng nhưng sánh, có màu trắng trong, được sử dụng thường xuyên trong các công thức làm bánh giúp làm đặc, tạo ngọt và giữ ẩm để duy trì sự tươi mới cho một số loại thực phẩm.

syrup là gì

►Grenadine syrup

Grenadine syrup là một loại syrup được làm từ nước ép trái cây như lựu, anh đào,…; có màu đỏ đậm, được sử dụng để tạo màu sắc hấp dẫn và hương vị thơm ngon cho các loại đồ uống.

Các tìm kiếm liên quan đến CMC ứng dụng sản xuất siro:

  • Chất kết dính CMC mua ở đầu
  • Hóa chất CMC ngọt
  • Chỉ tiêu Phụ gia thực phẩm
  • Bán bột Cellulose
  • Carbon methyl cellulose
  • Guar gum trong thực phẩm
  • Phụ gia tạo đặc gum

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *