Định nghĩa thực phẩm là gì hay khái niệm thực phẩm sạch là gì là vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Cùng Luân Kha tìm hiểu ngay.
Những định nghĩa thực phẩm bẩn ngày nay có như bạn nghĩ?
Thực phẩm bẩn là tên gọi mà người ta thường nói khi nhắc tới những loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng chúng. ‘Thực phẩm bẩn’ bây giờ trở thành một danh từ phổ biến và mang ý nghĩa bao trùm. Nó được sử dụng ở khắp mọi nơi. Hàng loạt cơ quan truyền thông tuyên chiến với ‘thực phẩm bẩn’.
Tuy nhiên, đây chỉ là cách gọi chung chung của đa số người dân chứ không có định nghĩa rõ ràng và theo đúng thì chỉ có quy chuẩn về thực phẩm an toàn cũng như không an toàn. Mỗi loại thực phẩm đều có quy định riêng về ngưỡng an toàn và khi có loại thực phẩm nào đó chứa những yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe con người thì mới được gọi là thực phẩm không an toàn.
Có phải ‘bẩn’ nghĩa là gây hại cho sức khoẻ, hoặc cụ thể hơn là ‘gây ung thư’. Nếu vậy thì trong rau thịt có chứa hoá chất nào thì có thể gây hại cho sức khoẻ, loại hoá chất nào gây ung thư, hay là chỉ cần có chứa vi khuẩn e-coli – tức là mất vệ sinh ở mức cơ bản nhất – thì đã gây ung thư rồi. Và nếu xét khái niệm ‘bẩn’ ở góc độ này thì có bao nhiêu loại hoá chất cần cấm, bao nhiêu loại hoá chất nông dân cứ tự nhiên mà sử dụng.
Hay là ‘bẩn’ nghĩa là được tạo ra bằng phương pháp canh tác sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, chất hoá học trong nuôi trồng của nông dân nước ta hiện nay. Nếu thế thì phải chăng là sản phẩm nông nghiệp tự nhiên, chỉ gieo hạt trên đất không chăm bón gì thì mới được coi là ‘sạch’.
Đến cuối ngày người ta tuyên chiến với thực phẩm ‘bẩn’ mà không hề chỉ rõ được ra thế nào là ‘bẩn’. Chuẩn ‘bẩn’ của Mỹ có khác chuẩn ‘bẩn’ của Việt Nam không; vì nông sản xuất khẩu nước ta thường xuyên bị nước bạn trả lại vì dư lượng kháng sinh. Và chuẩn ‘sạch’ của Trung Quốc có cùng chuẩn ‘sạch’ với Việt Nam không, vì một lượng lớn nông sản nước ta nhập từ nước này.
Thực phẩm bẩn rất khó phát hiện bằng mắt thường của chúng ta. Những người có kinh nghiệm quan sát khi đi chợ có thể phân biệt được tuy nhiên trong đa số trường hợp không thể nhận biết được đâu là thực phẩm bẩn và đâu là thực phẩm an toàn.
Vì ngày nay các đối tượng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm có nhiều thủ đoạn tinh vi khiến người tiêu dùng mắc lừa chúng. Cách đây một năm cũng có vụ giả thịt lợn thành thịt bò, nhiều người vẫn không thể phân biệt được hai loại thịt này vì sau khi xử lý bằng hoá chất rất khó có thể phân biệt.
Muốn biết chính xác thì cần phải nhờ vào việc kiểm tra qua một quá trình xét nghiệm kỹ lưỡng của những người có nhiều kinh nghiệm hoặc có trình độ chuyên môn.
101 vấn đề quan trọng phải cảnh giác với thực phẩm bẩn ngay
Sau khi đã hiểu rõ vấn đề thực phẩm bẩn là gì, chúng ta cần cân nhắc hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Hiện nay, vì lợi nhuận mà nhiều nhà kinh doanh không màng tới sức khỏe của người tiêu dùng, cố ý sử dụng các loại hóa chất gây ra tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, làm thực phẩm nhiễm các chất độc hại, ấu trùng, giun sán,…v….v…
Chính vì thế mà người dân cần đặc biệt cảnh giác trong chuyện ăn uống của gia đình và chính bản thân mình. Nhiều người khi nấu ăn ở gia đình rất cẩn thận nhưng khi đến các nhà hàng sang trọng lại hoàn toàn tin tưởng vào vệ sinh an toàn thực phẩm ở đấy, tuy nhiên các nhà hàng lớn cũng chưa chắc có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thực phẩm bẩn giờ đây đã trở thành một vấn đề chung của xã hội, tuy khó phát hiện nhưng người tiêu dùng có thể phòng tránh bằng cách cẩn thận trong chọn mua và nấu nướng hàng ngày. Nên xem xét nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm cũng như tìm mua từ những nơi tin cậy uy tín để tránh dùng phải thực phẩm không an toàn gây nguy hại cho sức khỏe.
Hiện nay, tình trạng ngộ độc thực phẩm do ảnh hưởng từ thuốc tăng trọng, kích thích sinh trưởng, trừ sâu, bảo quản, chống ẩm mốc,… vẫn diễn ra. “Ăn gì cũng sợ” là cụm từ thường được nghe nhiều từ các bà nội trợ. Khi chọn mua thực phẩm cho gia đình, các bà nội trợ thường băn khoăn bởi thực phẩm sạch, bẩn lẫn lộn, tràn lan.
Dạo một vòng quanh các chợ, người tiêu dùng dễ dàng bị “rối” trước hàng loạt loại thực phẩm được bày bán. Nếu chỉ bằng mắt thường, chúng ta không thể phân biệt đâu là thực phẩm sạch, đâu là thực phẩm bẩn. Từ thịt, cá, rau, củ, quả cho đến bánh, kẹo, nước ngọt, thực phẩm chế biến đóng gói sẵn,… tất cả đều tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Dựa vào nhận thức của người tiêu dùng là chính
Người tiêu dùng vừa là nạn nhân cũng vừa là người quyết định sự sống còn của nhà sản xuất. Việc chọn mua những thực phẩm sạch, an toàn không chỉ bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình mà còn góp phần khuyến khích sản xuất thực phẩm an toàn.
Chính vì thế, thay vì “chờ đợi” các ngành chức năng vào cuộc xử lý nạn kinh doanh thực phẩm bẩn, mỗi người tiêu dùng hãy phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc tuyên truyền, phổ biến, vận động, giám sát, phát hiện, kiến nghị, tố cáo hành vi vi phạm về ATTP.
Phụ gia thực phẩm chức năng là gì và những điều bạn không hề hay?
Cho dù chưa có một khái niệm hay định nghĩa thống nhất quốc tế nào nhưng thuật ngữ “thực phẩm chức năng” đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới.
Châu Âu, Châu Mỹ: Đưa ra khái niệm Thực phẩm chức năng là một loại thực phẩm ngoài 2 chức năng truyền thống chính là: cung cấp chất dinh dưỡng và làm thoả mãn nhu cầu cảm quan, còn có chức năng thứ ba được chứng minh bởi các công trình nghiên cứu khoa học ví dụ như các tác dụng giảm cholesterol, chống táo bón, giảm huyết áp, giúp tang cường cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột…
Tại Nhật Bản, Hiệp Hội thực phẩm sức khoẻ và dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế Nhật Bản đã định nghĩa: TPCN là thực phẩm bổ sung các thành phần có lợi hoặc loại bỏ các thành phần bất lợi. Việc bổ sung hay loại bỏ phải được chứng minh một cách khoa học và được Bộ Y tế cho phép xác định hiệu quả đối với sức khoẻ”.
Tại Mỹ, Viện Y học cho rằng: Thực phẩm chức năng là nhóm thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ, hoặc chứa những thành phần của thực phẩm có ích cho sức khoẻ ngoài thành phần dinh dưỡng truyền thống của nó.
Hiệp Hội thông tin thực phẩm quốc tế định nghĩa: Thực phẩm chức năng là thực phẩm mang đến những lợi ích cho sức khoẻ.
Bộ Y tế Úc thì cho rằng: Thực phẩm chức năng là thực phẩm gần giống như các thực phẩm truyền thống nhưng nó được chế biến để phục vụ cho mục đích ăn kiêng hoặc tăng cường các chất dinh dưỡng, nâng cao vai trò sinh lý của chúng khi bị suy giảm dự trữ. Đây là loại thực phẩm được chế biến, sản xuất theo công thức không phải là các loại thực phẩm đã có sẵn trong tự nhiên.
Đối với Hiệp Hội nghiên cứu thực phẩm Leatherhead (châu Âu): Thực phẩm chức năng là thực phẩm được chế biến từ nguồn thức ăn thiên nhiên và được sử dụng như 1 phần của chế độ ăn hàng ngày và có một tác dụng sinh lý nào đó cho người sử dụng.
Hàn Quốc thì định nghĩa như sau: Thực phẩm chức năng là sản phẩm được sản xuất, chế biến dưới các dạng bột, viên nén, viên nang, hạt,dung dịch, lỏng… có các thành phần có tác dụng duy trì, gia tăng, thúc đẩy, bảo vệ sức khoẻ con người.
Theo thông thư số 08-TT-BYT ngày 23-8-2004 của Bộ Y tế Việt Nam về việc “Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm Thực phẩm chức năng” đã định nghĩa: Thực phẩm chức năng là thực phẩm được dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể con người, đồng thời có tác dụng dinh dưỡng và tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, giúp làm tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
Khám phá mới về định nghĩa phụ gia thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Trong những năm trở lại đây, việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) đang trở thành xu hướng được nhiều người tiêu dùng ở nước ta yêu thích, chọn lựa. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm về thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này.
Tìm hiểu khái niệm về thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là tên gọi khác của thực phẩm chức năng được qui định theo thông tư số: 08/2004/TT-BYT ban hành ngày 23/08/2004 và thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 quy định.
Theo Ủy ban Hành động phối hợp về Khoa học Thực phẩm chức năng Châu Âu thì: các “thực phẩm” được xem là “thực phẩm chức năng” nếu chúng có một tác dụng có lợi trên một hoặc nhiều chức năng của cơ thể ngoài các tác dụng dinh dưỡng thông thường.
Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng được ban hành bởi Bộ Y tế thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe được định nghĩa như sau: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Food Supplement, Dietary Supplement) là sản phẩm được chế biến dưới dạng viên nang, viên hoàn, viên nén, cao, cốm, bột, lỏng và các dạng chế biến khác có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau đây:
- Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
- Hoạt chất sinh học có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, chất khoáng và nguồn gốc thực vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.
Hiểu một cách đơn giản nhất TPBVSK chính là sản phẩm có sự giao thoa giữa thuốc và thực phẩm, được sản xuất dựa trên những công thức được nghiên cứu kĩ lưỡng bởi các chuyên gia hàng đầu và dây chuyền công nghệ hiện đại. TPBVSK giúp bổ sung các vi chất và vitamin có lợi cho cơ thể, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa nhiều căn bệnh khác nhau.
Thực phẩm BVSK nhập khẩu muốn lưu hành tại thị trường Việt Nam phải được cơ quan quản lý thực phẩm ở nước sản xuất cho phép lưu hành trong nước đó.
Sau đó, các loại TPBVSK này phải được làm kiểm nghiệm, công bố tiêu chuẩn để được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm. Những lô hàng khi nhập về Việt Nam phải trải qua quy trình kiểm tra chất lượng ở những phòng kiểm nghiệm do cơ quan quản lý chỉ định trước khi làm thủ tục thông quan.
Luân Kha là công ty phân phối chuyên nghiệp, cung cấp hương liệu, phụ gia thực phẩm đặc thù trong lĩnh vực thực phẩm: giò chả, xúc xích, mì sợi, bánh, kẹo, nước giải khát…
7/132 Liên Khu 5-6, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM
Tel: 028 6266 5458
Email: chanhluan@luankha.com
Web: https://luankha.com
Các tìm kiếm liên quan đến định nghĩa thực phẩm
- khái niệm thực phẩm bẩn
- nguyên liệu thực phẩm là gì
- thực phẩm là gì theo quy định hiện hành
- thực phẩm sạch
- chất lượng thực phẩm là gì
- thực phẩm khô là gì
- thực phẩm thường là gì
- thực phẩm tươi sống là gì