Cà phê không còn đơn thuần là loại thức uống lỏng, màu đen, có chứa cafein giúp chúng ta tỉnh táo, tập trung hơn. Mà ngày nay, cà phê dần trở thành nét đẹp văn hóa riêng biệt của mỗi quốc gia khác nhau. Hương cà phê Trung Nguyên một trong những nét đặc trưng riêng biệt của cà phê Việt Nam.
1. Hương cà phê Trung Nguyên
- Trạng thái: lỏng màu vàng nhạt. Có khả năng chịu nhiệt tốt
- Tên tiếng anh: Coffee Flavor
- Mùi vị: tông cà phê đặc trưng, hậu đắng, hơi béo
- Quy cách: 25Kg/ thùng
- Hàm lượng sử dụng: 0.1-0.3%
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, nhiệt độ phòng 25 độ C.
- Công thức được nghiên cứu bởi các chuyên gia về hương liệu thực phẩm giúp phát huy tối đa lợi thế của hương, giấy chứng nhận chất lượng và chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc, sản phẩm được nhập khẩu từ: Taiwan, Janpan,..
2. Giới thiệu về các loại cà phê được trồng ở Việt Nam
Không phải đất nước nào cũng trồng được cà phê và không phải giống cây cà phê nào cũng trồng được tại vùng đất ấy. Việt Nam ta may mắn sở hữu cho mình 3 vùng đất trồng cà phê trọng điểm, đó là vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và Trung Bộ. Với những đặc tính riêng biệt tại mỗi vùng đất, Việt Nam ta đã và đang trồng phổ biến nhất 5 giống loại cà phê khác nhau.
2.1. Cà phê Arabica
Arabica là giống cà phê đầu tiên du nhập vào Việt Nam. Song vì đặc điểm sinh trưởng của nó và đặc điểm tự nhiên của nước ta mà cây Arabica dần bị thay thế bởi Robusta. Ngày nay diện tích trồng cà phê Arabica chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với Robusta. Tuy nhiên sự đa dạng về các dòng cà phê Arabica tại Việt Nam lại rất lớn.
-
Giống Bourbon
Đây là dòng hạt cà phê Arabica có hương vị ngon nhất hiện nay và được đánh giá là có chất lượng ngang bằng với loại cà phê ngon nổi tiếng thế giới là Arabica Bourbon, tức cà phê Moka. Giống Arabica Bourbon này được trồng và phát triển tại các xã Xuân Thọ và Xuân Trường thuộc vùng Cầu Đất, Đà Lạt.
Về lịch sử hình thành, sở dĩ chủng cà phê này còn có tên gọi moka là vì được phát hiện từ cảng Mocha, Yemen từ thế kỷ 13. Sau đó, giống cà phê này được thông thương tới đảo Bourbon, một hòn đảo nhỏ thuộc Pháp, được người Pháp nhân giống và phát triển từ đó. Giống cà phê này được du nhập vào Việt Nam bởi những người Pháp từ những năm 1975, được thu hoạch và cho ra đời với thương hiệu cà phê nổi tiếng có tên là “Arabica du Tonkin”. Loại cà phê này lúc đó chỉ được phục vụ cho tầng lớp quý tộc, thượng lưu sang trọng bởi hương vị quý phái, tao nhã và hảo hạng mà nó mang lại.
Ở Việt Nam, chủ yếu là giống cà phê Bourbon trái vàng, không đỏ mọng như những quả cà phê khác mà mỗi trái cà phê Bourbon sẽ vàng ánh lạ mắt. Hương vị của cà phê Bourbon cũng được đánh giá cao vì mang đặc trưng riêng của mình, vị chua nhẹ với mùi rượu vang, hậu vị ngọt và giống Bourbon được trồng ở Cầu Đất được mệnh danh là bà hoàng của các loại cà phê nhờ hương thơm quyến rũ đầy lưu luyến và vị ngon mượt mà trên đầu lưỡi.
Tuy nhiên, cây Bourbon có sức đề kháng yếu hơn cả cà phê Mocha, vì thế mà không lâu khi du nhập vào Việt Nam, nó đã bị thay thế. Sự tồn tại của Bourbon ở Việt Nam cho đến nay là nhờ một số ít chủ vườn cà phê giữ lại chúng, họ giữ chúng sống xen kẽ với các cây cà phê Arabica khác nhưng ít được chú trọng. Và sự quý hiếm này đẩy giá trị của chúng lên cao hơn tại thị trường Việt Nam.
-
Giống Catimor
Catimor là giống cà phê lai tạo với đặc tính là dễ trồng, năng suất cao và chống chịu được sâu bệnh tốt nên được trồng thay thế cho các chủng Bourbon và Typica do năng suất đều kém và khó trồng hơn. Catimor là giống cà phê được lai tạo từ hai giống Caturra và Timor (Timor lại là sự lai tạo giữa dòng robusta với arabica) và có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha.
Vì những đặc tính có lợi về mặt kinh tế kể trên mà chủng cà phê này hiện nay đang được trồng phổ biến tại hầu hết các vùng nguyên liệu cà phê lớn trên cả nước như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Trị, Nghệ An, Sơn La.
Tuy nhiên, những hạn chế về đặc tính của loại hạt cà phê này lại cho phẩm chất nước uống chưa cao, hạt bé và bầu nên chắc chắn sẽ không thể thỏa mãn được nhu cầu những người uống cà phê sành điệu và yêu thích cà phê arabica chất lượng cao.
Mùi hương của cà phê Catimor tuy không tinh tế bằng cà phê Arabica Mocha, Bourbon nhưng nó lại có vị ngọt dịu rất đặc biệt và có sức hấp dẫn rất lớn với phái đẹp với hương vị mà nó đang có. Cà phê Catimor có giá trị kinh tế cao hơn trên thị trường so với cà phê Robusta và hầu như trên thị trường cà phê Việt Nam các sản phẩm cà phê Arabica đa số là cà phê Catimor.
-
Giống Typica
Typica là một trong hai dòng cà phê đặc biệt thơm ngon ở Việt Nam và được trồng chủ yếu ở huyện Cầu Đất gồm 2 xã Xuân Trường và Trạm Hành. Hạt cà phê Typica tại đây có chất lượng thơm ngon tuyệt hảo nhưng lại có một số đặc tính bất lợi cho người trồng như năng suất thấp và giá bán cao.
Trong thời điểm năm 2001, khi mà giá cà phê tụt dốc và chạm mức thấp nhất thì người dân đã bỏ và chặt hàng loạt typica để trồng catimor thay thế. Sự ảnh hưởng của biến động thị trường đã khiến sản lượng dần bị thu hẹp và typica dần bị thay thế bởi chủng Catimor để đem xuất khẩu với sản lượng cao hơn gấp 2 – 3 lần. Sản lượng mỗi năm của cà phê Typica hiện tại chỉ còn 2,5 đến 3 tấn, rất ít so với sản lượng trung bình của ngành cà phê.
-
Giống Catuai
Cà phê giống Catuai còn được gọi là cà phê hạt vàng với nhân cà phê tròn giống nhân của hạt cà phê Catimor. Đây cũng là một dòng hạt cà phê được lai tạo từ khá nhiều giống khác nhau và được du nhập từ Cuba vào Việt Nam những năm 1980. Giống Catuai được lai tạo từ hạt cà phê Caturra (đặt theo tên một thị trấn ở Brazil) – một biến thể của Bourbon (Arabica thuần chủng) với dòng cà phê Mundo Novo (dòng lai tạo giữa hai dòng Arabica thuần chủng là Bourbon và Typica).
Chủng cà phê này thừa hưởng đặc tính di truyền từ giống lai gốc Caturra nên khả năng chịu sâu bệnh và sương muối rất kém. Mặc dù cho năng suất cao nhưng tổng thể thì chủng cà phê này cho hiệu suất thu hoạch không cao và tốn nhiều công chăm sóc.
Do các đặc tính như vậy mà chủng cà phê này cũng không còn được duy trì nhiều nữa mà chỉ còn lác đác vài vườn và người dân thu hoạch lẫn với giống Catimor để bán. Nhân của giống cà phê cactuai có dạng tròn như catimor nhưng tỷ lệ xuất hiện hạt dài nhiều hơn ở các vùng trồng này do có thể không có sự đồng nhất về giống được trồng.
Trên thị trường hiện nay về đánh giá chất lượng, arabica được đánh giá cao hơn so với coffea canephora hay coffea robusta với hương vị và chất lượng đều cao hơn và chứa ít cà phêin hơn. Tuy nhiên, dù là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới nhưng quy mô và sản lượng trồng của arabica chỉ chiếm khoảng 10% trên tổng diện tích vùng nguyên liệu tại Việt Nam.
2.2 Cà phê Robusta – cà phê vối
Đa số những ai yêu cà phê đều biết cà phê hạt Arabica là loại cà phê ngon và có giá trị nhất Việt Nam. Tuy nhiên nếu so về sản lượng thì vị trí hàng đầu lại không thuộc về cà phê Arabica mà lại nằm trong tay người anh em cà phê hạt Robusta !
Ở Việt Nam, gần 90% diện tích trồng cà phê hầu hết đều là dòng cà phê Robusta, đặc biệt những vùng được trồng chủ yếu tập trung vào năm tỉnh Tây Nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Một số tỉnh trung du như Đồng Nai và Vũng Tàu cũng có trồng cà phê robusta.
Hạt cà phê Robusta là loại dễ trồng hơn Arabica.
Nó đòi hỏi độ cao thấp hơn khoảng 500m trên mực nước biển, ưa nắng hơn với nhiệt độ phù hợp từ 24 độ C tới 29 độ C và lượng mưa trung bình trên 1000mm/năm. Giống như cà phê Arabica, Hạt cà phê Robusta 3-4 tuổi có thể thu hoạch, cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Cà phê hạt Robusta có dạng cây gỗ hoặc cây bụi, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10m. Quả cà phê có dạng bàn cầu tròn, hạt nhỏ hơn Arabica. Hàm lượng caffeine khoảng 2-4%. Cà phê hạt Robusta có vị đắng đậm đà, mùi thơm nhẹ, chát, nước có màu nâu sánh và hậu vị ngọt.
Nhìn chung, so với cà phê hạt arabica, sản lượng cà phê hạt robusta tại Việt Nam hiện nay là một con số rất lớn. Sản lượng cà phê robusta Việt Nam vào những đợt cao điểm đạt tới 1,5 tới 1,7 triệu tấn gấp tới 25 lần sản lượng cà phê arabica (60 ngàn tấn). Cà phê vối chứa hàm lượng cafein cao hơn và có hương vị không tinh khiết bằng cà phê chè, do vậy mà được đánh giá thấp hơn. Giá một bao cà phê vối thường chỉ bằng một nửa so với cà phê chè.
Cà phê robusta thật sự là thế mạnh của Việt Nam giúp đưa đất nước đứng số 1 thế giới về xuất khẩu cà phê robusta. Hiện nay gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam được trồng cà phê vối, 10% trồng cà phê chè, khoảng 1% còn lại được trồng cà phê mít (Coffea excelsa).
Sự thay đổi xu hướng thưởng thức cà phê và nhìn nhận giá trị của cà phê Robusta lên cao khiến cả thế giới thay đổi cách nhìn nhận đối với Việt Nam- quốc gia xuất khẩu cà phê hạt Robusta lớn nhất thế giới. Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta những điều kiện tuyệt vời để làm nên những kỳ tích trên và cà phê Robusta đã trở thành linh hồn của cà phê Việt Nam.
Ẩm thực Việt Nam nổi bật với vị đậm đà do thói quen dùng nước mắm và các loại mắm. Và Robusta có vị đắng, đậm, ít chua với hàm lượng caffeine cao giúp tỉnh táo đã nhanh chóng được yêu thích bởi nhiều người. Về cách rang cũng có những khác biệt, Robusta phải được rang đậm (dark roast) hoặc cực đậm (super dark roast) và trong đa số trường hợp được tẩm thêm bơ để tạo ra vị đậm đà của cà phê pha.
Xem thêm: Quy trình sản xuất rang xay cà phê
3. Các sản phẩm liên quan khác
Công ty Lime Việt Nam luôn là nhà cung cấp uy tín, đối tác đáng tin cậy song hành cùng sự thành công của khách hàng. Công ty cam kết chỉ sản xuất, cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng. Nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm định, an toàn về sức khỏe, được cục an toàn thực phẩm bộ y tế cấp phép.
Ngoài ra, công ty chúng tôi còn cung cấp hương liệu và phụ gia khác ứng dụng trong sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, thạch,… Tham khảo thêm tại đây:
- Hương Cà Phê Moka
- Hương Chocolate
- Hương Dừa
- Hương khoai môn
Tìm kiếm có liên quan
Hương liệu tẩm cafe
Đọc hiểu bài hương cà phê
Miêu tả hương vị cà phê
Hương cà phê
Bột, hương cà phê
Phụ gia hương cà phê
Cách tạo mùi thơm cho cà phê
Hương cà phê dạng bột
Pingback: Phụ gia trong chế biến cà phê an toàn, hiệu quả - Công ty Lime Việt Nam
Pingback: Mua hương cà phê ở đâu an toàn, uy tín? Công ty TNHH Lime Việt Nam
Pingback: Hương liệu cho cà phê - Hương liệu thực phẩm - Lime Việt Nam
Pingback: Hương liệu làm cà phê - Hương liệu thực phẩm - Công ty Lime Việt Nam
Pingback: Tổng hợp những hương liệu cà phê ngon trên thị trường
Pingback: MUA HƯƠNG CHO CÀ PHÊ RANG MỘC Ở ĐÂU AN TOÀN, UY TÍN?
Pingback: HƯƠNG CÀ PHÊ RANG MỘC - CÔNG TY TNHH LIME VIỆT NAM
Pingback: HƯƠNG CÀ PHÊ TỰ NHIÊN - CÔNG TY TNHH LIME VIỆT NAM
Pingback: Kiến thức cơ bản về cà phê - Hương liệu tẩm ướp trong cà phê
Pingback: Hương liệu tạo mùi cho cà phê - Công ty TNHH Lime Việt Nam
Pingback: Hương cà phê Moka tự nhiên - Công ty TNHH Lime Việt Nam
Pingback: Hương liệu tạo mùi thơm cho cà phê - Công ty Lime Việt Nam