hương dâu
Cùng tìm hiểu về hương dâu trong ngành thực phẩm hiện nay
Được chiết xuất và tổng hợp từ trái dâu tự nhiên, cấu trúc hương dầy, tròn vị giữ được hương vị thơm, đặc trưng của dâu.
- Điểm đặc trưng nổi bật hương dâu bột: hương dâu có mùi hương đặc trưng của trái dâu tươi, chịu nhiệt tốt.
- Ứng dụng hương dâu bột: bánh kẹo, nước giải khát, rau câu, trà sữa, sữa,…
- Những sản phẩm từ hương dâu đã có mặt trên thị trường: kẹo Alpenliebe, kẹo Sugus, kẹo bốn mùa, bánh Hura, bánh Custas, bánh Cosy, bánh Solite, bánh Orion, sữa Nitri Boost, Sữa Yosmost, sữa Vinamilk, sữa chua Ba Vì,…
- Xu hướng về hương dâu trên thế giới và VN: dâu là một loại trái cây được nhiều người ưa thích, trái chín mọng nước ngọt thơm. Chính vì thế các sản phẩm từ dâu sẽ là một loại thực phẩm được sử dụng hằng ngày.
- Lưu ý khi sử dụng hương dâu bột: bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, nhiệt độ phòng 25 độ C.
- Ưu điểm của hương dâu tại MQFlavor: hương dâu có mùi vị của trđặc trưngái dâu tự nhiên, khả năng chịu nhiệt tốt. Công thức được nghiên cứu bởi các chuyên gia về hương liệu thực phẩm giúp phát huy tối đa lợi thế của hương, giấy chứng nhận chất lượng và chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc, sản phẩm được nhập khẩu từ những nhà hương thực phẩm hàng đầu thế giới như: Pháp, Bỉ, Mỹ, Hàn Quốc,…
Sử dụng hương liệu thực phẩm thế nào cho đúng cách?
Bảo quản hương liệu trong thực phẩm thế nào cho đúng cách?
Hương liệu thực phẩm hiện nay đã và đang được sử dụng khá phổ biến trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng như trong cuộc sống hằng ngày, chúng có tác dụng tạo nên các mùi vị, màu sắc đặc trưng khác nhau cho các món ăn, thức uống. Bên cạnh hương liệu tự nhiên là các loại hương liệu được chiết xuất bằng hóa chất và lẽ dĩ nhiên chúng cần trải qua quy trình kiểm tra gắt gao cũng như độ an toàn đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng
Sẽ không khó để bạn có thể tìm thấy rất nhiều hương liệu loại này tại các cơ sở sản xuất bánh ngọt, hay chế biến nước giải khát… và do đó, chúng có thể trở thành một mối nguy hại cho sức khỏe con người nếu bị lạm dụng. Vậy làm thế nào để sử dụng cho đúng cách?
+ Trước tiên, bạn cần tham khảo chỉ dẫn từ cơ quan chức năng, Bộ y tế về các yếu tố hàm lượng và số lượng hương liệu thực phẩm được phép sử dụng trong sản phẩm của mình và thực hiện theo chỉ dẫn đó, lựa chọn các nhà sản xuất hương liệu có uy tín, đã được cấp giấy phép lưu thông sản phẩm, đặc biệt là các loại hương liệu nằm trong danh mục được phép sử dụng.
+ Bên cạnh đó, hãy tránh xa các loại hương liệu thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không được phép lưu thông hoặc được bày bán tại chợ đen vì chúng có thể chứa hàm lượng các chất gây ung thư, các bệnh về đường tiêu hóa cho người tiêu dùng
+ Đối với loại có nguồn gốc tự nhiên, chúng thường được chưng cất từ các nguyên liệu chính gốc tự nhiên (trái cây, ca cao, cà phê…) và phải trải qua một quá trình lâu dài, nghiêm ngặt để cho ra sản phẩm cuối cùng, chính vì vậy đây là loại hương liệu có chất lượng tốt nhất và an toàn cho sức khỏe nhất, đồng thời khả năng tạo hương vị cũng rất tốt. Để tạo nên một lượng hương liệu thực phẩm tự nhiên đôi khi phải tiêu tốn một lượng nguyên liệu rất lớn, chúng sẽ bị tiêu hao đáng kể trong quá trình chưng cất nên giá thành thường đắt hơn rất nhiều so với loại còn lại.
Mục đích sử dụng của hương liệu thực phẩm
1. Làm tăng giá trị dinh dưỡng hương dâu
Bổ sung dinh dưỡng có thể là để “trả lại phần dinh dưỡng đã mất đi” do việc chế biến thực phẩm, hoặc “cho thêm những chất vốn không có” trong loại thực phẩm đó. Trước đây, hai việc này được phân biệt rõ rệt, nhưng hiện nay thì ít ai lưu ý.
a -Trả lại phần mất (enrichment): chẳng hạn như bánh mì, bột, gạo được cho thêm sinh tố B vì khi xay đã làm mất hết phần vỏ cám có nhiều loại sinh tố này, hoặc được cho thêm khoáng sắt. Trong trường hợp như vậy, số lượng cho thêm thường vừa phải, bằng với mức độ nguyên thủy của món ăn.
b – Cho thêm chất không có (fortification) như là cho thêm iod vào muối được áp dụng từ năm 1920, thêm sinh tố A, sinh tố D vào sữa, thêm calci vào nước cam, thêm folic acid vào vài loại hạt ngũ cốc khô (cereals).
Việc cho thêm sinh tố, khoáng chất này thực ra cũng không cần thiết nếu thực phẩm ăn hàng ngày đã cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Muốn biết về thành phần các chất phụ gia trong thực phẩm, chỉ cần đọc kỹ nhãn hiệu trên bao bì (Food label), vì theo quy định, các nhà sản xuất phải ghi rõ thành phần các chất có trong món ăn, nước uống.
2. Giữ cho thực phẩm an toàn, tươi lâu hơn
Thực phẩm thường có chứa một số vi khuẩn, nấm độc, mốc, men làm mau hư. Chất phụ gia thực phẩm có thể giúp bảo quản, làm chậm hư thối, giữ được phẩm chất và vẻ hấp dẫn của thực phẩm.
3. Làm thay đổi vẻ ngoài của thực phẩm hương dâu
Nói tới vẻ ngoài của thực phẩm là nói chung về mặt hình thể, cấu trúc vật chất, độ cứng hay độ mịn nhìn thấy hoặc cảm thấy khi sờ vào, giúp cho thực phẩm ngon hơn, hấp dẫn hơn.
4. Làm tăng mùi vị và vẻ nhìn của thực phẩm. hương dâu
Một số chất màu có công dụng:
-Làm cho thực phẩm có vẻ ngoài hấp dẫn hơn hoặc phục hồi mầu sắc nguyên thủy của thực phẩm;
-Làm cho món ăn khác nhau có cùng mầu;
-Duy trì hương vị và sinh tố dễ bị phân hủy vì ánh sáng;
-Tạo cho thực phẩm vẻ đặc biệt, dễ nhận diện.
5. Chất làm tăng mùi vị của thực phẩm
Chất có mùi vị nho, dâu tây, va-ni được dùng trong kỹ nghệ nước giải khát, kẹo hoặc pha với dầu giấm, nước xốt đều được lấy từ thảo mộc hoặc do tổng hợp.
Để có các chất này, các nhà khoa học phải nghiên cứu kỹ mùi vị tự nhiên của từng thực phẩm rồi dựa theo đó mà chế tạo chất tăng mùi. Gia vị nhân tạo thường thường có cùng cấu trúc hóa học nhưng thiếu một vài đặc thù của chất tự nhiên.
6. Chất làm tăng hương vị sẵn có của thực phẩm
Bột ngọt hiện vẫn được coi như an toàn, nếu dùng giới hạn vừa phải, mặc dù đôi khi cũng có người phản ứng nhẹ với nó. Tuy nhiên, hiện nay đang có nhiều nghiên cứu vế tác dụng của bột ngọt đối với trẻ em, bởi vì đã có những quan sát trong phòng thí nghiệm cho thấy chất này gây tổn thương cho tế bào não ở thỏ và chuột. Chưa có bằng chứng nào về những tác hại tương tự ở con người, nhưng có nhiều công ty sản xuất thực phẩm trẻ em đã tự nguyện ngưng sử dụng chất này.
Bột ngọt thường được cho thêm vào rau đóng hộp, nước xốt thịt, và thường được dùng để chế biến thịt, nấu nướng.
7. Chất làm ngọt
Trong nhóm này có các loại đường như đường tinh chế (sucrose), đường tự nhiên trong trái cây fructose, dextrose.
Đường cho vị ngọt, làm thực phẩm có mầu nâu cháy và cũng giữ thực phẩm khỏi hư. Người La Mã cổ xưa kia đã biết giữ trái cây khỏi hư bằng mật ong.
Món ăn nướng, đồ hộp, trái cây hộp hoặc đông lạnh, nước trái cây uống, mứt, thạch, nước ngọt đều được cho thêm đường.
Thêm vào đó, cón những chất điều chỉnh độ acid, chất chống tạo bọt, chất chống đóng vón, chất làm đông đặc, làm dày, làm chắc, các loại men…
Các tìm kiếm liên quan đến Hương dâu
- hương liệu thực phẩm
- bán hương liệu tạo mùi
- hương liệu mỹ
- hương lài thực phẩm
- hương liệu thực phẩm dạng bột
- hương liệu thực phẩm tự nhiên
- hương sữa thực phẩm
- mua màu thực phẩm ở đâu hà nội