Ngày nay quy trình làm bánh mì dễ dàng hơn nhờ có sự hỗ trợ của các loại máy móc như máy cân, máy xe bột, máy ủ, lò nướng điện và phụ gia bánh mì. Vậy phụ gia là gì? Tại sao phải dùng phụ gia trong sản xuất bánh mì?
1000 công dụng tuyệt vời của chất phụ gia bánh mì
- Phụ gia bánh mì là gì?
Phụ gia bánh mì là một hỗn hợp chứa rất nhiều chất hoạt tính nhằm phản ứng tạo nối với mạng protein của bột để tạo nên một khung protein vững chắc có thể chứa khí của quá trình lên men. Hàm lượng sử dụng chất phụ gia sẽ tùy theo chất lượng bột
- Nhiệm vụ của các chất phụ gia bánh mì
Trong quá trình làm bánh mì, khi các con men ăn đường trong bột sẽ tạo ra khí CO2, các lượng khí này sẽ đẩy ổ bánh nở phồng to ra tạo ra chiếc bánh mì có độ to so với thể tích bột nhào lúc ban đầu.
Bánh mì tự nhiên thì các protein trong bột mì sẽ là những cầu nối với nhau, định hình thể tích giữ khí CO2 của bánh mì, nếu bột mì “chuẩn” cho làm bánh thì sẽ có một ổ bánh bình thường sau khi nướng. Nhưng trên thị trường do nhiều yếu tố, ở Việt Nam các bột mì chưa chuẩn định, người làm bánh bắt buộc phải có “phụ gia” làm tác nhân định hình.
Chính vì các nhà lò của Việt nam đang sử dụng bột có hàm lượng protein thấp dưới tiêu chuẩn để sản xuất bánh mì nên nhiệm vụ của phụ gia bánh mì trở nên rất quan trọng vì không có phụ gia thì bản thân bột mì không thể tạo được khung protein để chứa khí.
Do vậy để tạo một ổ bánh mì nở xốp như bánh mì Việt Nam (có độ xốp nhất thế giới!), các thành phần các chất nhũ hóa trong phụ gia (Emulsifier) sẽ là màng tạo khung giữ khí chính cho ổ bánh mì.
Phụ gia bánh mì là một hỗn hợp chứa rất nhiều chất hoạt tính (enzyme, Emulsifiers, oxy hóa…)nhằm phản ứng tạo nối với mạng protein của bột để tạo nên một khung protein vững chắc có thể chứa khí của quá trình lên men. Hàm lượng sử dụng chất phụ gia sẽ tùy theo chất lượng bột. Bột xấu phải sử dụng nhiều phụ gia, bột tốt bớt phụ gia đi.
Ngoài ra trong phụ gia còn chứa một số chất hỗ trợ quá trình lên men, cung cấp thức ăn cho con men và chuyển hóa tinh bột thành những đơn phân tử hay thành những carbonhydrat ngắn mạch để cơ thể con người để hấp thu trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Do tính năng cải tạo chất lượng cao như vậy mà thế giới đã gọi phụ gia bánh là “Bread improver và Cakes improver” .
Tính năng của phụ gia trong công nghệ làm bánh mì ở Việt Nam.Ngoài yếu tố kỹ thuật trên, phụ gia với một cuộc cách mạng công nghệ hoàn toàn mới, nhà sản xuất phụ gia còn đưa thêm vào các tính năng trong quá trình làm bánh trong thành phần của phụ gia tạo phản ứng sinh-hóa làm thành những tính năng như sau:
- Ổn định và hỗ trợ quá trình lên men bánh mì, cách làm và thích hợp các loại bột.
- Gia tăng độ xốp dẻo và mềm của ruột bánh.
- Tạo màu sắc và hương vị bánh.
Mẹo làm bánh mì vỏ giòn, ruột dai như tiệm nhờ gia vị bánh mì
Ở Việt nam các nhà sản xuất bánh mì đang sử dụng 01 công nghệ rất riêng “rất Việt nam” mà thế giới muốn sản xuất ra loại mì này cũng phải học và điều chỉnh lại các làm truyền thống của họ. Nguyên liệu gồm: Bột mì, muối, nước, Vitmin C, trứng, men bánh mì, phụ gia bánh mì
Đánh bột: Là khâu quan trọng nhất trong quá trình làm bánh.Người làm bánh trước đây nhồi bột bằng tay, đầu tiên là trong các thùng gỗ lớn, rồi cải tiến sang các mẻ nhỏ trong thau, và cuối cùng là máy đánh bột (mixer).
Trong thành phần bột nhào có sẵn một số men tự nhiên và các enzyme được hình thành do lưu lại từ hôm trước, và sau này để phù hợp với nhu cầu, men bánh mì (Saccharomyces cerevisiae) thương phẩm đã được sử dụng phổ biến vì tính tiện lợi.
Khi đánh bột các phân tử protein trong bột dưới dạng cuộn khi khô sẽ ngấm nước và trải dài ra dưới tác động của máy đánh bột và sự tạo mạng lưới bắt đầu. Các phân tử protein sẽ liên kết với nhau bằng các nối –SH, phân tử hydro (-H) là do vitamin C cung cấp. Sự tạo mạng lưới của các phân tử protein sẽ quyết định tạo hình và độ nở của ổ bánh mì.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột với hàm lượng protein 11%-12% (nguyên thủy, không tính các protein nhân tạo mà các nhà sản xuất cho thêm vào) là thích hợp nhất cho làm bánh mì, nếu thấp hơn thì gọi là bột yếu, không đủ các protein để tạo mạng lưới, ổ bánh sẽ bị xẹp không giữ được khí sinh ra bởi con men. Bột có hàm lượng protein lớn hơn 12% gọi là bột mạnh. Trong trường hợp này bánh cũng không nở lớn vì mạng lưới quá nhiều protein. quá chặt không có khoảng không để tạo độ giãn.
Hiện nay hầu hết các nhà sản xuất bánh mì tại Việt nam đang sử dụng bột có hàm lượng protein thấp và không ổn định để sản xuất bánh mì, nên chất lượng của bánh lại phụ thuộc vào các sản phẩm phụ gia vì trong phụ gia phần lớn chứa chất hoạt tính có thể bổ sung và tạo các nối với các protein của bột tạo được các khung protein giữ khí vững chắc trong quá trình lên men.
Thời gian đánh bột liên qua tới vòng quay tốc độ của máy trộn bột. Máy trộn bột có vòng quay trong 01 phút nhanh thì thời gian đánh bột nhanh, còn vòng quay chậm thì thời gian đánh bột lâu hơn, (thông thường thời gian cũng không được nhanh và chậm quá, các phản ứng sinh hóa sẽ bị mất cân đối, dao động từ 05 phút – fast “rơ tốc hành” và 15-20– phút – low, “Rơ chậm”).
Những điều quan trọng bạn cần biết về phụ gia thực phẩm bánh mì?
Như đã đề cập ở trên thì trên thị trường hiện có nhiều loại phụ gia ngoại nhập từ Úc, Tây Ban Nha, Singapore, Malaysia… Phụ gia bánh mì là một hỗn hợp chứa nhiều chất như: emulsifiers, oxidant, enzyme, flour, gluten… giúp ổn định, hỗ trợ quá trình lên men bánh mì, làm tăng độ xốp. Ngoài ra, trên một số trang mạng còn rao bán chất phụ gia tên bromate kali, xuất xứ Trung Quốc được cho là có tác dụng tăng cường chất lượng bột mì, giúp bột đặc và chắc hơn khi làm bánh mì. Tuy nhiên, tại một số quốc gia, hoá chất này đã bị cấm sử dụng vì có khả năng gây ung thư.
Theo ThS Trần Trọng Vũ, giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm, đại học Công nghệ Sài Gòn, TP.HCM cho biết, gluten là thành phần chính của lúa mì, tên gọi chung của một nhóm protein, bột mì nào cũng có và nhờ đó mới làm được bánh mì. Bánh mì chất lượng tốt hay không, bột mì rẻ hay đắt đều phụ thuộc hàm lượng và chất lượng gluten.
Hiện ở Việt Nam chưa quan tâm nhiều, tuy nhiên trên thế giới có những người bị dị ứng với gluten (ăn gluten không tiêu hoá được, gây ra dị ứng), những người đó phải sử dụng sản phẩm khác không có gluten, và để phục vụ thị trường này trên sản phẩm nhà sản xuất sẽ ghi rõ “gluten free”. Với những người không dị ứng gluten thì sử dụng các sản phẩm chứa gluten là bình thường.
Cũng theo ông Vũ, để các thành phần trong bột mì như tinh bột, gluten và các thành phần khác liên kết chặt chẽ, tạo cấu trúc tốt cho bánh mì thì người ta có xu hướng sử dụng enzyme, bản chất là các protein chức năng, chúng phân cắt hoặc hình thành các liên kết tạo cấu trúc tốt cho khối bột nhào làm bánh mì.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng nấm men, phối trộn trong thành phần bột nhào, sau đó cả khối bột mang đi ủ, nấm men phát triển sản sinh ra khí CO2 làm nở bánh khi nướng và chuyển hoá một số thành phần tinh bột của bột mì. Chúng cũng có thể tiết ra một số enzyme để hình thành cấu trúc bột mì.
Với nhóm emulsifier (thường gọi là chất nhũ hoá) có chứa tinh bột, nước, trứng, chất béo, đường và các thành phần khác. Chúng liên kết tốt với nhau thành khối đồng nhất trong quá trình nhào bột là nhờ khả năng hút nước và tạo cấu trúc của gluten.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bột mì có khả năng tạo cấu trúc gluten không đủ, người ta sẽ dùng emulsifier để tăng cường khả năng hút nước và tạo cấu trúc gluten, chúng sẽ giúp hình thành các liên kết giữa chất béo và nước làm cho hỗn hợp trở nên đồng nhất hơn. Emulsifier thường dùng là muối phốtphát (khả năng liên kết nước tốt và cho phép sử dụng trong thực phẩm).
“Là sản phẩm ăn liền, bản thân bánh mì có cấu trúc xốp, dễ hút ẩm nên để qua buổi sẽ thấy bánh mềm, ỉu và thường người tiêu dùng dễ dàng nhận diện bánh mì cũ. Tôi chưa nghe điều tiếng xấu bánh mì nguy hại gì đến sức khoẻ người tiêu dùng nên mọi người không phải quá lo lắng”, ông Vũ nói.
Tuy nhiên, với những phụ gia vừa nêu trên, ông Vũ lưu ý: “Dù thường có liều lượng giới hạn tương đối cao và không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, nhưng điều quan trọng nhất là muối phốtphát sử dụng có đúng là phụ gia thực phẩm hay không, nếu không phải là phụ gia thực phẩm mà là hoá chất công nghiệp thì dù liều lượng sử dụng như thế nào cũng rất nguy hiểm”.
Vậy nên, nếu sử dụng đúng các chất phụ gia bánh mì với lượng hợp lý (đã được quy định rõ ràng) thì chất phụ gia bánh mì nói riêng và các loại phụ gia thực phẩm nói chung đều không gây hại.
Săn lùng địa chỉ mua phụ gia uy tín nhất Sài Gòn
Để tạo ra những chiếc bánh thơm ngon và hấp dẫn, ngoài việc nắm được những kỹ thuật cơ bản thì người làm bánh còn phải chuẩn bị các dụng cụ cần thiết và lựa chọn loại nguyên liệu sao cho phù hợp. Tuy nhiên, để tìm được những cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh an toàn và chất lượng thì không phải là điều đơn giản. Chính vì vậy, bài viết này sẽ gửi đến bạn đọc tổng hợp những địa chỉ chọn mua nguyên liệu, dụng cụ làm bánh uy tín và đáng tin cậy ở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Luân Kha là một trong những nhà cung cấp có uy tín tại Việt Nam về nguyên vật liệu, dụng cụ, thiết bị và là đại diện phân phối chính thức của nhiều thương hiệu hàng đầu như Wilton, Chanmag, Sanneng, Silikomart…Và nguyên liệu: bơ, kem, sữa, các loại hạt, men, phụ gia, socola compound và nguyên chất, hương liệu, gia vị.
Theo chia sẻ của nhiều tín đồ yêu bánh ngọt, trong số các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh TPHCM thì Luân Kha là địa chỉ mà bạn không nên bỏ qua vì sản phẩm đa dạng và giá cả phải chăng nhất. Luân Kha thì có thế mạnh về kinh doanh online, giao diện website dễ sử dụng và giá cả rõ ràng nên việc mua hàng trực tuyến khá đơn giản và tiết kiệm thời gian. Luân Kha chuyên nguyên liệu & thực phẩm ngoại nhập là nơi bạn nên ghé qua để có thể ngắm nghía khám phá thế giới nguyên liệu làm bánh rất đa dạng và thú vị.
Trong hơn 15 năm gắn bó với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước nhà, Công ty Hương liệu Thực phẩm Việt Luân Kha đã chủ động trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất, trang thiết bị, máy móc tân tiến nhất. Song song đó là các hoạt động huấn luyện chuyên gia, đào tạo nhân lực bài bản giúp guồng máy công ty hoạt động với hiệu suất cao nhất.
Với sứ mệnh tạo ra các sản phẩm hương liệu tự nhiên, sản phẩm giá trị gia tăng vì sức khỏe con người, nhằm mang lại cho khách hàng các giải pháp tối ưu trong việc tạo hương vị cho sản phẩm, Luân Kha đặt tầm nhìn trong tương lai sẽ không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hướng đến phát triển bền vững để trở thành công ty sản xuất và cung cấp hương liệu hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.
Luân Kha là công ty phân phối chuyên nghiệp, cung cấp hương liệu, phụ gia thực phẩm đặc thù trong lĩnh vực thực phẩm: giò chả, xúc xích, mì sợi, bánh, kẹo, nước giải khát…
7/132 Liên Khu 5-6, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM
Tel: 028 6266 5458
Email: chanhluan@luankha.com
Web: https://luankha.com
Các tìm kiếm liên quan đến phụ gia bánh mì
- phụ gia bánh mì có hại không
- cách sử dụng phụ gia bánh mì lạt
- phụ gia bánh mì s500
- phụ gia bánh mì ngọt có tác dụng gì
- phụ gia làm giòn bánh
- phụ gia làm mềm bánh
- vitamin c làm bánh mì
- phụ gia bánh mì lạt để làm gì