Phụ gia tạo mịn bóng mượt cho đậu hủ

Phụ gia tạo mịn bóng mượt cho đậu hủ E471 thường được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm. Nó có mặt hầu hết trong thành phần nguyên Iiệu của các sản phẩm như nước giải khát, bánh kẹo, bơ, maragine, sữa, kem.. Việc hiểu rõ cấu trúc, tính chất vật lý, hóa học cũng như cách sử dụng của chất nhũ hóa rất quan trọng trong việc phát triển các sản phẩm thực phẩm.

Phụ gia tạo mịn bóng mượt cho đậu hủ E471

Phụ gia nhũ hóa E471 là chất làm giảm sức căng bề mặt của các pha trong hệ và từ đó duy trì được sự ổn định cấu trúc của hệ nhũ tương. Trong cấu trúc phân tử của chất nhũ hóa có cả phần háo nước và phần háo béo.

Phụ gia nhũ hóa E471 được sự dụng nhằm tạo sự ổn định của hệ keo phân tán trong pha liên tục bằng cách hình thành một bề mặt điện tích trên nó. Đồng thời nó còn làm giảm sức căng bề mặt của các giọt phân tán từ đó giảm được năng lượng hình thành các giọt trong hệ. Chất nhũ hóa E471 đa số là ester của acid béo và rượu:

Chất nhũ hóa E471

Trong quá trình sử dụng, người ta thường dùng giá trị HBL để đánh giá mức độ ưa béo hay ưa nược của chất nhũ hóa. Từ đó có thể lựa chọn loại nào cho phù hợp với sản phẩm cụ thể.

Nếu HLB thấp (có nhiều gốc ưa nước hơn so với gốc ưa béo) thì chất nhũ hóa này phù hợp với hệ nước trong dầu và ngược lại.

Đặc tính của chất nhũ hóa E471

  • Các chất  nhũ hóa E471 có một trong những đặc tính sau đây:
  • Giảm sức căng bề mặt của một chất lỏng bằng cách làm giảm sức căng bề mặt tại bề mặt tiếp xúc của hai chất lỏng.
  • Nếu có nhiều hơn hai chất lỏng không hòa tan thì chất hoạt hóa bề mặt làm tăng diện tích tiếp xúc giữa hai chất lỏng đó.
  • Khi hòa chất nhũ hóa E471 vào trong một chất lỏng thì các phân tử của chúng có xu hướng tạo đám (micelle), nồng độ mà tại đó các phân tử bắt đầu tạo đám được gọi là nồng độ tạo đám tới hạn. Nếu chất lỏng là nước thì các phân tử sẽ nối đuôi kị nước lại với nhau và quay đầu ưa nước ra tạo nên những hình dạng khác nhau như hình cầu , hình trụ , màng.
  • Các chất cao phân tử hòa tan được trong pha liên tục và để tăng cường độ nhớt của pha này hoặc để được hấp thụ vào bề mặt liên pha.
  • Các chất không hòa tan và có mức độ phân chia rất nhỏ và có thể thấm ướt được bởi các hai pha, khi được hấp thụ vào bề mặt liên pha sẽ tạo ra vật chắn chống lại hiện tượng hợp giọt.
  • Ứng dụng của chất nhũ hóa E471 trong sản xuất thực phẩm

Chất nhũ hóa e471 là một loại chất nhũ hoá hiệu quả cao. Nó có thể được hòa tan trong nước ấm (trên 55 ℃), và giúp trộn với các vật liệu khác một cách dễ dàng. Nó có thể duy trì khí hiệu quả. Đặc biệt nó được sử dụng rộng rãi trong kem, sữa, bánh chất nhũ hoá, và không kem creamer.

Thông số kỹ thuật GMS4082 Mono- và Diglycerides

Tổng hàm lượng monoglyceride (%) ≥40,0
Glycerol tự do (%) ≤ 1,5
Giá trị axit (mg KOH / g) ≤3.0
Giá trị Iodine (g I / 100g) ≤5.0
Điểm nóng chảy (℃) Khoảng 55
Chì (Pb, mg / kg) ≤2
Asen (As, mg / kg) ≤2

Các ứng dụng: Chất nhũ hóa E471 

• được sử dụng trong việc uống sữa, nước giải khát protein, kem, bánh gel, margarine, kem không bơ sữa.

• Đặc biệt trong ứng dụng nhũ tương hòa tan trong nước có độ hòa tan trên 55 ℃ nước.

Liều dùng : Chất nhũ hóa E471 

1) Sữa uống: 0.12% -0.15% tổng sản phẩm trên 55 ℃ với sự khuấy và tính đồng nhất.

2) Nước giải khát Protein: 0,05% -0,15% tổng sản phẩm trên 55 ℃ với sự khuấy và tính đồng nhất.

3) Kem: 0,2-0,3% tổng sản phẩm, trên 55 ℃ nước, tùy thuộc vào loại bơ khác nhau, chất béo và dầu hoặc margarine.

4) Bánh kem: 10% -20% 10% -20% tổng sản phẩm.

5) Margarin: 0.3% -0.5% theo trọng lượng của chất béo và dầu trong 58 ℃ -65 ℃, tùy thuộc vào mục đích khác nhau.

6) Kem không dùng sữa: 1,0% -1,5% tổng lượng nguyên liệu, tan chảy với chất béo & dầu trên 58 ℃, tùy thuộc vào mục đích khác nhau.

• Khi uống sữa , đồ uống bằng protein

Cung cấp hiệu quả nhũ tương cho chất béo sữa.

• Ngăn ngừa phân huỷ và lắng đọng.

• Cung cấp cảm giác miệng mịn màng

• Khi làm kem

• Tăng khối lượng; Tăng tỷ lệ phồng lên.

• rút ngắn thời gian đánh;

• Ngăn chặn tinh thể băng dày;

• Cải thiện cảm giác miệng;

• Cung cấp kết cấu kem;

• Cải thiện giữ hình dáng.

• Khi làm bánh gel

• Điều chỉnh các monoglyceride tinh thể α;

• Tăng nở phồng lên;

• Kiểm soát kết cấu dán.

• Khi làm margarine

• Điều chỉnh pha lê dầu;

• Ngăn ngừa sự phân tán nước.

• Khi làm kem không sữa

• Cung cấp một lượng phân bố kích cỡ globule thống nhất;

• Cải thiện hiệu quả tẩy trắng răng;

• Hòa tan trong nước;

• Làm tăng lượng kem đánh;

• rút ngắn thời gian đánh.

Quy trình công nghệ sản xuất Đậu phụ (Đậu hũ)

Ðậu phụ hay còn gọi đậu hũ, tàu hũ (Tofu) là thực phẩm phổ biến của dân tộc Trung Quốc từ 2000 năm trước, người Nhật Bổn còn gọi Okabe, bắt đầu xuất hiện trên thị trường Âu Châu và Hoa Kỳ 1960. Ðậu hũ cũng được gọi là pho mát đậu tương. Qui trình sản xuất đậu hũ khá đơn giản. Ngâm đậu cho mềm, nghiền nhỏ thành sữa, lọc, nấu chín để chất đạm ngưng tụ lại rồi ép thành khuôn.

Đậu phụ có nhiều dạng khác nhau, chính vì thế mà cũng có tên gọi khác nhau, nhưng nói chung chia làm 3 loại: mềm, cứng, phụ lụa.

Quy trình công nghệ phương pháp xay ướt

 photo Quytrinhppxayuot_zps36689165.png

Quy trình công nghệ phương pháp xay khô

 photo Quytrinhppepkho_zps5a9fbf3b.png

Thuyết minh Quy trình công nghệ phương pháp xay ướt

1.  Giai đoạn ngâm hạt

Trong phương pháp xay ướt, hạt đậu phải qua giai đoạn ngâm. Ngâm hạt nhằm mục đích làm hạt đậu hút nước và trương lên. Khi đó, các phân tử nước có tính lưỡng cực sẽ tác động lên các phân tử protein, lipit, gluxit và cenluloza. Quá trình này xảy ra qua hai giai đoạn:

+     Giai đoạn 1: xảy ra quá trình solvat hóa, ở giai đoạn này các liên kết trong hạt đậu chưa bị phá vỡ.

+     Giai đoạn 2: xảy ra khi các phân tử nước tiếp tục tác động và phá vỡ liên kết các phân tử trong hạt đậu và chuyển chúng sang trạng thái dịch thể keo linh động nằm trong các tế bào hạt đậu.

Có ba yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ngâm là thời gian ngâm, lượng nước ngâm và nhiệt độ ngâm.

+     Thời gian ngâm: Nhiệt độ ngoài trời từ 15 – 25°C ngâm trong 5 – 6 giờ, nếu nhiệt độ 25 – 30°C thì ngâm trong 3 – 4 giờ. Kết thúc giai đoạn ngâm là thời điểm độ ẩm hạt đậu đạt 55 – 65% là tốt nhất.

+     Nhiệt độ ngâm: Nếu ngâm ở nhiệt độ cao, tốc độ trương của hạt nhanh nhưng độ trương của hạt  nhỏ. Nếu độ trương nhỏ thì các thành phần trong hạt đậu chỉ ở trạng thái keo đông, không phải dịch thể keo, do đó, khó hòa tan. Nhiệt độ nước dùng để ngâm đậu tốt nhất là 20 -25°C.

+     Lượng nước ngâm thường được sử dụng: Đậu/nước = 1/ 2,5

Lượng nước ngâm này sẽ giúp độ trương của hạt đậu đạt tương đối cao, độ chua thấp (khoảng 2,23g axit acetic / 100g đậu) và sự hao tổn chất khô nhỏ (0,6g / 100g đậu).

2.  Xay

Xay là một quá trình cơ học để phá vỡ tế bào, nhằm giải phóng protein, lipit và gluxit… Nhờ có nước hòa tan các chất này và chuyển chúng sang dạng huyền phù. Yếu tố qua trọng nhất trong giai đoạn này là lượng nước cần thiết cho vào trong khi xay. Nếu ít nước thì việc hòa tan các chất sẽ kém và tạo ma sát mạnh gây nên hiện tượng tăng nhiệt làm protein biến tính, do đó khả năng tan của protein sẽ kém đi. Nếu quá nhiều nước sẽ làm tăng lượng hòa tan các chất nhưng lại gây khó khăn trong các giai đoạn chế biến sau.

Lượng nước dùng để xay bột tốt nhất nên theo tỷ lệ: Đậu/nước = 1/6

Trong khi xay phải cho nước chảy vào liên tục. Trong quá trình xay, saponin sẽ tạo bọt. Vì vậy, phải cho chất phá bọt, chất phá bọt thường dùng với tỷ lệ 0,05% so với lượng đậu từ máng dẫn vào.

3.  Lọc

Sau khi xay, ta có một dung dịch huyền phù gồm có dung dịch keo và những chất rắn không tan trong nước.

Trong quá trình tách dung dịch keo khỏi các chất rắn xảy ra hiện tượng các chất rắn sẽ giữ trên mặt nó những tiểu phần keo, vì vậy, phải dùng nước rửa lại phần bã. Lượng nước rửa bã không nên quá nhiều. Trong giai đoạn lọc nên qua hai bước: lọc tinh và lọc thô. Sữa khi lọc tinh xong cần phải đạt các tiêu chuẩn sau: Nồng độ sữa 0,4 – 0,5°Be; pH = 6 – 6,5; Lượng nước sữa thu được từ 1kg đậu là 9 lít.

Thành phần hóa học của dịch sữa: đạm tổng số 27 – 30 g/l; lipit 13 – 16 g/l; gluxit 3,2 – 4,5 g/l; chất khô 4,5 – 5 g/l.

Sữa sau khi lọc xong thường có 15 000 – 20 000 vi khuẩn lactic/l.

Lượng axit lactic tạo thành sẽ làm thay đổi pH dịch sữa. Sự thay đổi pH sẽ làm thay đổi căn bản tính chất protein. Khi pH dịch sữa tới gần điểm đẳng điện của protein đậu nành thì khối sữa sẽ đóng vón lại, gây khó khăn cho quá trình ép sau này. Do đó, sữa kể từ khi xay đến khi lọc xong không nên kéo dài quá 30 phút về mùa hè và 50 phút về mùa đông.

Bã lọc là phần rắn sau khi lọc có thành phần hóa học như sau: Protein 3 – 4%; lipit 1 – 2%; gluxit 5 – 6%; độ ẩm 80 – 90%. Bã đậu là thức ăn gia súc rất tốt, dễ gây thối, vì thế bã phải được sử dụng ngay.

4.  Gia nhiệt, kết tủa

Dịch sữa sau khi lọc xong phải đem gia nhiệt ngay. Gia nhiệt nhằm phá enzym kháng trypxin và độc tố afltoxin, diệt vi sinh vật, khử mùi tanh của đậu nành, phá vỡ lớp solvat (lớp nước bao quanh) tạo điều kiện cho các phần tử sữa gần nhau hơn và dễ keo tụ hơn.

Thời gian gia nhiệt càng nhanh càng tốt. Thời gian đun sôi 100 lít sữa trong phạm vi 5 – 10 phút là tốt nhất, trong quá trình đun sôi khuấy đảo liên tục tránh cháy khét dung dịch sữa.

Sau khi đun sữa phải kết tủa sữa ngay. Sự kết tủa protein có nhiều nguyên nhân như: sự tác dụng của nhiệt, sự thay đổi pH về vùng đẳng điện, tác dụng của muối.

Trong quá trình kết tủa, ta đun sôi sữa đến 95 – 100°C để gây biến tính nhiệt và dùng tác dụng gây kết tủa protein. Tác nhân gây kết tủa có nhiều loại như nước chua tự nhiên, , acid acetic, acid lactic, clohydric,… Trong các loại kết tủa trên, nước chua tự nhiên được dùng thích hợp nhất, nhưng đòi hỏi người công nhân phải có kinh nghiệm nhiều.

Điều kiện để kết tủa sữa như sau:

+     Nhiệt độ dịch sữa khi kết tủa > 95°C.

+     pH của dịch sữa khi kết tủa > 6.

+     pH của nước chua 4 – 4,5.

pH của nước chua có ý nghĩa rất lớn trong việc kết tủa, nếu pH cao thì lượng nước chua phải sử dụng nhiều, nếu pH thấp thì hiệu suất thu hồi đạm thấp. Khi dịch sữa đạt 95°C ta cho nước chua vào từ từ. Quá trình này nên theo 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên nên dùng ½ lượng nước chua cần dùng, sau 3 phút cho ½ lượng nước chua còn lại và sau 3 phút tiếp theo cho hết lượng nước chua. Thường lượng nước chua đem kết tủa chiếm 20 – 22% lượng sữa.

5.  Ép định hình bánh đậu và ngâm nước

Sau khi kết tủa và chất bã nước trong, ta có óc đậu hay hoa đậu. Đưa hoa đậu vào khuôn ép. Nhiệt độ của hoa đậu đem ép tốt nhất là 70 – 80°C, nếu để nhiệt độ dưới 60°C thì hoa đậu không kết dính được, bánh đậu bở và không định hình được. Thời gian ép thường là 10 phút.2.

Thuyết minh Quy trình công ngệ phương pháp xay khô

Đối với phương pháp xay khô, ta có một số công đoạn riêng như sau:

1.  Vo đậu và hong khô

Phương pháp xay khô không qua giai đoạn ngâm mà chỉ vo cho sạch, loại bỏ các tạp chất như rơm, rác, sạn, cát… Quá trình vo này cũng nhằm làm cho hạt đậu ngấm một ít nước trở lại, sau đó hong khô ngoài không khí khoảng 30 phút. Sau khi hong khô vỏ đậu sẽ nhăn nheo lại, đem hạt đi nghiền.

2.  Nghiền

Ta có thể nghiền bột đậu bằng nhiều loại máy nghiền khác nhau. Bột nghiền xong phải có độ mịn qua rây có 64 lỗ/. Bột đậu nghiền xong phải sử dụng ngay, không để quá 1 giờ, vì trong quá trình nghiền, nhiệt độ tăng lên và sẽ làm tăng quá trình lên men, từ đó dẫn đến làm biến tính protein, gây tổn thất hiệu suất sau này.

3.  Hòa bột vào dung dịch NaOH

Đem bột đã nghiền hòa vào NaOH pH = 11 – 12 với tỷ lệ 1 đậu và 7 nước ở nhiệt độ 65 – 68°C. Khi cho bột vào pH sẽ giảm xuống 7 – 7,5, do tác dụng của các phần tử protein và các acid béo trong hạt đậu với NaOH.

Mục đích quá trình này để hòa tan protein và các chất có trong hạt đậu vào nước. Từ đó tiến hành lọc, tách dung dịch protein ra khỏi phần không hòa tan. Sau đó kết tủa và ép thành bánh.

4.  Sản xuất nước chua

Nước chua được sản xuất có thành phần như sau:

Sữa đậu nành 10% (sữa có nồng độ 0,4 – 0,5°Be), pH = 6,2.

Nước chất đậu 15% (pH = 5 – 5,5).

pH chung của hỗn hợp dung dịch là 6,5.

Để môi trường lên men ở 35 – 40°C, các vi khuẩn sẽ phát triển rất mạnh chỉ sau 39 – 42 giờ. Kết quả pH sẽ giảm từ 6,5 xuống 4,0 – 4,5 và đạt hàm lượng acid cực đại là 10 – 11 g/l (tính theo acid acetic).

Trong trường hợp không có nước chất đậu, có thể dùng acid lactic để kết tủa protein như trong sản xuất đậu phụ. Phần nước trong lấy ra chính là nước chua.

Trong sản xuất ta có thể nhân lượng nước chua như sau: lấy ½ lượng nước chua trên, cho ½ lượng nước chắt đậu vào và lên men ở 35 – 40°C trong 1,5 – 2 giờ, ta có lượng nước chua cần cho sản xuất.

Ngoài ra các sn phm ph gia liên quan khác quý khách vui lòng tham kho tđây

1 những suy nghĩ trên “Phụ gia tạo mịn bóng mượt cho đậu hủ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *