Cách làm giò bò thơm ngon dai giòn không cần hàn the

Chả lụa là một sản phẩm truyền thống của người Việt Nam. Mỗi dịp tết đến, xuân về trên mỗi mâm cơm gia đình không thể nào không có món chả lụa. Trước đây, một đòn chả lụa được nấu ra là cả một quy trình kỳ công, từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu chuẩn bị, chế biến, lựa chọn lá chuối,… mọi thứ phải được làm kỹ càng mới cho ra được món chả lụa ngon.Ngày nay, cuộc sống mọi người trở nên bận rộn để bắt kịp với nhịp sống xã hội dẫn đến xu hướng con người thay đồi, những món ăn dần bị công nghiệp hóa để rút ngắn thời gian nấu nướng vì vậy việc làm chả lụa cũng đã được biến đổi theo cái xu hướng ấy. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách làm giò bò thơm ngon dai giòn không dùng hàn the.

  • Xem thêm bài viết kali sorbate và ứng dụng trong chế biến thực phẩm
  • Cách làm giò bò thơm ngon dai giòn tại nhà

Nguyên liêu để làm giò bò

Thịt bò

  • Là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có chứa nhiều axit amin cần thiết, các chất béo, chất khoáng, vitamin.
  • Có chứa carnitin có trong các loại thịt màu đỏ rất cần thiết cho sự cân bằng của các hoạt động của tai
  • Tăng cường cơ bắp
  • Thịt bò rất giàu vitamin B6 và protein
  • Tăng khả năng miễn dịch, protein giúp chuyển hóa và tổng hợp thức ăn
  • Góp phần phục hồi cơ thể sau khi những hoạt động cường độ cao
  • Hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo
  • Có hiệu quả chống lại các chất chống oxy hóa
  • Có khả năng phát tác khi tập các môn thể thao như cử tạ gây tổn thương mô
  • Thịt bò rất giàu chất sắt, mà sắt lại là khoáng chất cần thiết cho máu
  • Bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu

cách làm giò bò

Các nguyên liệu còn lại

  • Mỡ: mỡ được chọn phải không có mùi lạ, không ôi thiu, tuân thủ theo tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y Tế.
  • Nước mắm: dung dịch có vị muối, lỏng, không đặc, màu nâu
  • Là một loại nước sốt tự nhiên được sản xuất từ một hỗn hợp: cá đã lên men, nước và đường.
  • Nước mắm có mùi nặng, vị mặn được dùng trong mỗi bữa ăn của người Việt Nam.
  • Sử dụng nước mắm loại nguyên chất, có màu vàng rơm đến vàng nâu
  • dung dịch không vẫn đục, có ít cặn đóng ở bao bì, có mùi thơm đặc trưng của nước mắm, không có vị lạ.
  • Các gia vị còn lại: Tuân theo các chỉ tiêu an toàn thực phẩm của Bộ Y tế

Cách làm giò bò 

Chuẩn bị Nguyên liệu

  • 600gr thịt bò xay
  • 200gr thịt heo
  • 100gr mỡ
  • 25gr bột năng hay tinh bột bắp
  • muỗng cà phê tiêu giã hơi to
  • 1 muỗng cà phê đường
  • 1 muỗng cà phê bột nở
  • 2 khúc hành lá, lấy phần trắng (nguyên liệu này giúp giò bò thơm sau khi hấp)
  • 1 muỗng cà phê bột nêm
  • 3 viên đá lạnh (viên đá nho nhỏ)
  • 5gr Phosphate LK207

cách làm giò bò

 

Các bước tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị thịt làm giò

Thịt bò và thịt heo: Rửa sạch, lọc bỏ phần gân dính trong thịt. Tiếp đến, dùng khăn sạch lau khô thịt rồi thái thành những miếng nhỏ. Lưu ý là thái càng nhỏ thì việc xay càng nhanh. Thái xong, cho vào ngăn đá tủ lạnh để khoảng 30 – 40 phút cho thịt se lại.

Mỡ bò và mỡ heo: Tương tự như phần thịt, bạn đem rửa sạch rồi lau khô. Để mỡ trong và ngon hơn, có thể tiến hành bước trần qua mỡ với nước sôi. Xong xuôi, bạn cũng thái nhỏ mỡ rồi bỏ vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 30 phút.

Bước 2: Xay và ướp giò

Xay thịt: Đầu tiên, bạn cho toàn bộ phần thịt bò + thịt heo + Phosphate LK207 vào máy xay. Bật máy và tiến hành xay cho tới khi thịt tạo thành khối mịn nhuyễn, màu hồng tươi, không còn dấu hiệu lợn cợn là được.

Ướp giò: Sau khi đã xay xong phần thịt, bạn cho tiếp phần mỡ vào chỗ giò đã xay mịn cùng với  bột tỏi + nước mắm + tiêu + ½ thìa cafe hạt nêm +  muối. Bật máy xay đều hỗn hợp thêm từ 1 – 2 phút nữa rồi trút ra và để giò sống ngấm gia vị.

 

Bước 3: Gói giò bò

Lá chuối tươi: Lau sạch cả hai mặt lá nhưng tránh làm rách lá. Chọn khổ lá với kích thước khoảng 30 x 40 cm sau đó trải ra mặt phẳng. Đặt lên trên mặt lá 1 miếng nilon thực phẩm.

Cuốn giò: Cho phần giò sống đã xay lên miếng nilon rồi dàn đều. Tiến hành cuốn và ép chặt phần giò sống để đảm bảo giò không bị bở nhão. Cố định hai đầu nilon sau khi đã ép giò xong. Nếu bạn cảm thấy khó thực hiện thì có thể dùng đến sự hỗ trợ của khuôn làm giò.

Gói giò: Cố định giò trong phần nilon thực phẩm xong, bạn dùng lá chuối bọc gói kín giò lại. Làm xong, bạn dùng lạt mềm để buộc quanh thanh giò, tránh cho lá chuối bị tuột ra ngoài, nước luộc ngấm nhiều vào giò.

Bước 4: Luộc giò

Gói giò xong, bạn tiến đến công đoạn cuối cùng là luộc giò. Để luộc giò đúng cách, bạn xếp thẳng đứng cây giò rồi đưa vào nồi luộc. Tiếp đến, đổ ngập nước ấm lên trên mặt giò.

Tiến hành luộc giò với mức lửa vừa phải. Kể từ khi nước luộc giò sôi, bạn căn chỉnh thời gian sao cho đảm bảo giờ luộc sẽ từ 55 – 60 phút. Trong suốt quá trình luộc, bạn cần giữ nước luộc luôn luôn ngập giò.

Luộc giò xong, bạn vớt giò ra ngoài rồi treo lên trên móc cho giò ráo hết nước. Bạn có thể thay thế cách treo bằng cách xếp giò ra rổ thưa thoát nước. Để cho giò khô ít nhất 30 phút trước khi thưởng thức.

Kết quả hình ảnh cho giò bò

 

CÔNG TY TNHH LUÂN KHA

95 Đường 4B, KP2, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM.

Bạn muốn đăng ký nhận mẫu thử hoăc muốn tư vấn thêm về sản phẩm.

Vui lòng liên hệ: Ms Ngọc Anh: 0938 365 161

Email: sale1@luankha.com

Rất mong sẽ là đối tác đồng hành cùng quý khách hàng !!!

Các từ khóa liên quan đến làm giò bò

  • cách làm giò bò cuộn
  • cách làm giò bò 7 phút
  • cách làm giò bò nghệ an
  • cách làm giò thủ bò
  • giò bò nhỏ
  • cách làm giò bò đà nẵng
  • cách làm giò bắp bò
  • cách làm chả bò thì là

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *