Hương cà phê bột trên thị trường hiện nay đang được các nhà sản xuất cà phê sử dụng rất rộng rãi và ưa chuộng bởi các đặc tính ưu việt của nó như: làm tăng giá trị cảm quan của sản phẩm, khắc phục mùi hương của sản phẩm cà phê trong trường hợp hat cà phê bị rang có mùi khét hay chất lượng hạt cà phê bị giảm sút trong qua trình chế biến, làm mùi hương cà phê trở nên đa dạng hơn, sử dụng được cho nhiều mặt hàng sản phẩm cà phê ( cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê túi lọc…).
Tổng quan về Hương Cà Phê Dạng Bột – Hương Liệu Thực Phẩm
Tên sản phẩm: Hương liệu thực phẩm – Hương Cà Phê Dạng Bột
Tên tiếng anh: Coffee Powder Flavour
- Trạng thái: dạng bột màu trắng tan hoàn toàn trong nước.
- Xuất xứ: Nhật Bản, Đài Loan…
- Hương Cà Phê Dạng Bột: có mùi thơm đặc trưng và đậm đà của hạt cà phê tự nhiên, cấu trúc hương dầy, đầy đặn, mùi thơm lâu.
- Điểm đặc trưng nổi bật: hương vị tự nhiên, rất thật, chịu nhiệt tốt.
- Ứng dụng: cà phê hòa tan, cà phê rang xay, cà phê viên né, cà phê túi lọc, cà phê đóng chai hoặc lon…
- Những sản phẩm từ Hương Cà Phê Dạng Bột đã có mặt trên thị trường: các sản phẩm về thuộc về dòng cà phê rang xay, cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê viên nén, nước giải khát và bánh kẹo hương cà phê.
- Lưu ý khi sử dụng Hương Cà Phê Dạng Bột: bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, nhiệt độ phòng 25 độ C
Hiện tại Công Ty TNHH Lime Việt Nam đang có cung cấp các mặt hàng về hương liệu cà phê (hương Typica, Arabica, Robusta, Moka, Culi…) nhầm tăng cảm quan sản phẩm và đáp ưng nhu cầu cho nhà sản xuất.
Cùng tìm hiểu cách Chế biến cà phê Hòa tan.
Trước khi chế biến, tuyển chọn nguyên liệu cà phê nhân (cafe sống), làm sạch, phối trộn, rang và xay.
Quy trình chế biến cà phê đi qua ba bước để khử nước trong cà phê, chuyển cà phê sang dạng những hạt nhỏ (granule). Ba bước đó là: Khử “giai đoạn đầu” (pre-stripping), khử những chất hoà tan được của cà phê (soluble coffee solids) và sấy khô.
1. Rang cà phê
Thời gian rang theo tiêu chuẩn Quốc tế từ 18-25 phút/mẻ và rang theo công nghệ tiên tiến để giúp giữ tốt hương vị tự nhiên của hạt cà phê.
Hạt cà phê được chín đều từ trong ra ngoài, không bị chai, hạt nở to đều, không bị cháy cạnh. Các hạt dù kích thước lớn hay nhỏ vẫn đồng đều độ chín và tiệp màu. Mặt khác, máy được cấu tạo vừa rang, vừa tách vỏ lụa ra riêng nên không cháy vỏ lụa và giúp hạt cà phê luôn luôn được sạch. Chúng ta có thể theo dõi được quá trình rang cà phê qua mặt kiếng, xác định được màu sắc theo cấp độ màu quốc tế, rất phù hợp để chế biến cà phê xuất khẩu.
2.Trích ly
Để trích ly hiệu quả, yêu cầu tất cả các hạt cà phê nghiền phải tiếp xúc với nước. Quá trình trích ly được thực hiện 2 lần:
- Lần đầu các cấu tử hương được trích ly độc lập ở nhiệt độ thấp hơn 120 độ C trong thời gian 15-20 phút.
- Lần thứ hai, trích ly các hợp chất thủy phân ở cà phê. Quá trình này diễn ra với tốc độ nước chảy gấp 2 lần tốc độ nước khi trích ly thông thường. Nồng độ dung dịch cà phê trích ly có thể đạt tới 20 – 22%.
3. Khử giai đoạn đầu (Pre-stripping)
- Trước khi khử những chất hoà tan, các hợp chất dễ bay hơi phải được loại bỏ. Thường thì việc này được thực hiện bằng cách cho hơi đi qua lớp cà phê đã được rang và xay.
4. Khử những chất hoà tan của cà phê (soluble coffee solids)
- Ở quá trình này, nước được sử dụng như một dung môi. Những chất hoà tan có thể được khử bằng ba cách: khử bằng bộ lọc (percolation batteries), khử bằng hệ thống “nước ngược” (counter-current system) và phương pháp hỗn hợp (slurry extraction).
- Phương pháp khử bằng bộ lọc (percolation batteries): Cà phê được giữ trong một hệ thống ống. Sau đó nước nóng được cho qua hệ thống và khử những chất hoà tan có trong cà phê. Những chất này được tách khỏi hệ thống, còn cà phê sau khi đã tách chiết thì được thải ra ngoài.
- Phương pháp khử bằng hệ thống “nước ngược” (counter-curren system): Cà phê được giữ trong một ống máng nghiêng, sau đó được đẩy lên trên nhờ hai đinh quay với tốc độ cao. Nước nóng sau đó được đưa vào phần trên của ống máng, làm những chất hoà tan trong cà phê bị khử và dung dịch thoát ra qua phần đáy ống máng Phương pháp này rất đắt tiền và không phù hợp với sản xuất quy mô nhỏ.
- Phương pháp khử hỗn hợp (slurry extraction): Cà phê và nước được trộn lẫn với nhau trong một bể, sau đó được tách ra nhờ bơm li tâm. Đây cũng là một phương pháp rất tốn kém.
5. Sấy khô: Có hai phương pháp chính dùng để sấy khô: Sấy đông lạnh (freeze drying) và Sấy phun (spray drying).
- Sấy đông lạnh (freeze drying):
Ở phương pháp này, nước trong cà phê bốc hơi để lại một dung dịch có nồng độ cà phê cao. Sau đó dung dịch này được làm lạnh đến -40oC, tạo ra các tinh thể đá.
Nhờ quá trình thăng hoa (chất rắn chuyển sang dạng hơi), đá được tách ra khỏi tinh thể. Phần hạt khô còn lại chính là cà phê uống liền. Mặc dù phương pháp này khá tốn thời gian, nhưng nó có khả năng giữ lại mùi vị của cà phê tốt hơn nhiều so với phương pháp sấy phun.
- Phương pháp sấy phun (spray drying):
Sau quá trình bốc hơi tự nhiên, dung dịch cà phê đậm đặc được phun từ một tháp cao vào buồng chứa không khí nóng. Sự lưu thông khí nóng trong buồng này tách nước ra khỏi dung dịch và để lại bột cà phê khô.
Phương pháp này đơn giản hơn rất nhiều so với phương pháp sấy đông lạnh. Tuy nhiên nhiệt độ quá cao lại làm cho hương vị cà phê bị mất đi nhiều hơn. Nếu cà phê uống liền cần được khử caffein thì quá trình khử này phải diễn ra trước khi rang.
Quy trình sản xuất cà phê hòa tan
Thị trường cà phê hòa tan Việt Nam: Nóng từng cen-ti-met
Thị trường cà phê hòa tan Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những năm trở lại đây, bình quân 7,9%/năm trong giai đoạn 2003-2008 và được dự báo sẽ tăng trưởng 10,5%/năm trong giai đoạn 2008-2013, theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu Thị trường Euromonitor. Đó là lý do vì sao cạnh tranh trên thị trường này ngày càng khốc liệt.
Tính cho đến thời điểm hiện nay, thị trường cà phê hòa tan Việt Nam có 5 gương mặt tiêu biểu là Maccoffee (Công ty Food Empire Holdings – Singapore); Vinacafe (Công ty Cổ phần Cà phê Biên Hòa – Vinacafe); Nescafe (Nestlé – Thụy Sĩ); G7 (Công ty Trung Nguyên); Moment & Vinamilk Café (Công ty Sữa Vinamilk), bên cạnh các nhãn hàng nhập khẩu khác. Mỗi “tướng” trong thị trường đều có những sức mạnh đặc biệt.
MacCoffee: Đầu thập niên 90, Food Empire Holdings (Singapore) đã cho ra đời MacCoffee, sản phẩm cà phê hòa tan “3in1” đầu tiên tại Việt Nam, góp phần thay đổi thói quen uống cà phê của người tiêu dùng tại đây. Nhưng thời “ăn nên làm ra” của MacCoffee ở Việt Nam không lâu và khi Maccoffee bắt đầu suy thoái thì Vinacafe và Nescafe lên ngôi.
Vinacafe: Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 1979, sản phẩm của Vinacafe chủ yếu để xuất khẩu. Sau đó, khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, Vinacafe đã tập trung phát triển cà phê hòa tan phục vụ thị trường nội địa. Với nhà máy sản xuất cà phê hòa tan công suất 3.000 tấn/năm, Vinacafe trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về năng lực và công nghệ sản xuất cà phê hòa tan tại Việt Nam.
Nescafe: Là nhãn hiệu cà phê hòa tan hàng đầu trên thế giới với bề dày lịch sử 70 năm, Nescafe là thương hiệu nước uống lớn thứ hai của thế giới, chỉ sau Coca-Cola. Tại Việt Nam, Nescafe có một nhà máy sản xuất cà phê hòa tan với công suất 1.000 tấn/năm.
G7: Sản phẩm của cà phê Trung Nguyên, một thương hiệu cà phê nổi tiếng của Việt Nam. Cà phê hòa tan G7 đã góp phần đáng kể trong việc phân chia lại thị phần trong ngành. Trung Nguyên cũng đang xây dựng nhà máy trị giá hàng chục triệu USD để phát triển tiếp dòng sản phẩm này.
Moment & Vinamilk Café: Vinamilk đã mạnh dạn đầu tư một nhà máy cà phê hiện đại với tổng vốn gần 20 triệu USD, trên diện tích 60.000 m2 tại Bình Dương, công suất 1.500 tấn/năm để tham gia vào thị trường cà phê. Sau khi thương hiệu cà phê hòa tan Moment không thành công, Vinamilk đang dồn lực vào thương hiệu mới: Vinamilk Café.
Maccoffe dường như vắng bóng. Nescafe có lợi thế quốc tế. Vinacafe, G7, Vinamilk Café xuất phát từ Việt Nam, quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu cà phê và họ thấu hiểu tâm lý, thói quen của người tiêu dùng Việt. Mỗi bên đều có sức mạnh riêng nên những cuộc đối đầu trực diện giữa công ty đa quốc gia và công ty trong nước vì thế trở nên rất gay cấn.
Các tìm kiếm liên quan đến Hương cà phê bột
Bột hương cà phê
- Bán hương cafe
- Mua hương cafe
- Hương cà phê tổng hợp
- Phụ gia trong chế biến cà phê
- Hương liệu tẩm cà phê
- Hương liệu cà phê tổng hợp
- Caramen tẩm cà phê