Hương cà phê Chồn – Hương Liệu Thực Phẩm

Cà phê chồn hay cà phê phân chồn là tên một loại cà phê đặc biệt, một thứ đồ uống được xếp vào loại hiếm nhất trên thế giới. Loại cà phê này có nhiều ở Indonesia, trên các hòn đảo Sumatra, Java và Sulawesi. Từ Kopi Luwak được dùng để chỉ một loại hạt do loài cầy vòi đốm ăn quả cà phê rồi thải ra.

Việt Nam có cả 3 loại cà phê chồn, gồm Liberica với vị chua, chát, Robusta vị đậm đà và Arabica hương thơm quyến rũ. Arabica được tôn vinh như bà chúa của các loại cà phê, bởi hương thơm đặc biệt và cũng là loại cà phê khoái khẩu nhất của chồn.

Tổng Quan Về Hương Cà Phê Chồn – Hương Liệu Thực Phẩm

Tên sản phẩm: Hương liệu thực phẩm – Hương Cà Phê Chồn
Tên tiếng anh: Weasel Coffee Flavour – Kopi Luwak Coffee Flavour

  • Trạng thái: dạng lỏng tan hoàn toàn trong nước
  • Xuất xứ: Nhật Bản, Đài Loan…
  • Hương Cà Phê Chồncó mùi thơm đặc trưng và đậm đà của hạt cà phê Hương Chồn tự nhiên, cấu trúc hương dầy, đầy đặn,  mùi thơm lâu đặc trựng của hạt cà phê Arabica Hương Chồn
  • Điểm đặc trưng nổi bật: hương vị tự nhiên, rất thật, chịu nhiệt tốt.
  • Ứng dụng: cà phê hòa tan, cà phê rang xay, bánh kẹo hương cà phê…
  • Những sản phẩm từ Hương cà phê Chồn đã có mặt trên thị trường: cà phê hòa tan (G7, Trung nguyên, Mountain Legned, Highland Coffee, kẹo Kopiko, bánh Coffee Joy…)
  • Lưu ý khi sử dụng Hương cà phê Chồn: bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, nhiệt độ phòng 25 độ C.

Hiện tại Công Ty TNHH Lime Việt Nam đang có cung cấp các mặt hàng về hương liệu cà phê (hương Typica, Arabica, Robusta, Moka, Culi, …) nhầm tăng cảm quan sản phẩm và đáp ưng nhu cầu cho nhà sản xuất.

 

Nguồn gốc

Tuy tiếng Việt nhắc đến chồn nhưng động vật liên quan là con cầy chứ không phải là chồn. Trong khi đó tên gọi Kopi Luwak bắt nguồn từ từ Kopi trong tiếng Indonesia có nghĩa là cà phêLuwak là tên một vùng thuộc đảo Java, đồng thời cũng là tên của một loài cầy cư trú ở đó.

Loài cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphroditus ) thuộc họ Cầy (Viverridae). Loài này phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á như Indonesia, Philippines, Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Ở Việt Nam người ta nuôi cầy vòi hương để làm ra loại cà phê đặc biệt này.

Trong điều kiện thuần tự nhiên, phải mất một ngày đêm để hạt cà phê thóc được mỗi cá thể chồn ăn vào bụng được thải ra ngoài. Theo người địa phương (Buôn Ma Thuột), khi rang hạt cà phê chồn, phải dùng thứ củi từ chính cây cà phê khô để không có khói hấp thụ vào hạt cà phê khi rang. Khi hạt cà phê rang gần được thì cho vào một ít mỡ gà để khi uống thấy có vị béo và cho ly cà phê giữ được độ nóng lâu hơn. Ngày nay thì người ta đã trộn đủ thứ vật chất lạ vào cái gọi là cà phê chồn

Quá trình

Trong quá trình nhai gặm hạt cafe đi qua dạ dày và ruột chồn các enzym men tiêu hóa trong hệ hóa của chồn hương đã thấm vào lớp vỏ trấu đã bị bào mòn, thấm nhẹ vào nhân cà phê đã bẻ gãy các phân tử hương và vị trong cấu tạo hữu cơ của hạt cà phê.

Khi hạt cà phê do chồn hương ăn, thải ra được xử lý làm sạch mọi vết bẩn và yếu tố không an toàn thực phẩm, được rang theo một kỹ thuật thì sẽ có một loại cà phê chồn thành phẩm. Diễn viên người Anh John Cleese đã tả rằng: “nó vừa có vị bùi bùi của đất, lại ngai ngái như bị mốc, vừa dìu dịu, lại giống như nước sirô, đậm đà như mang theo âm hưởng của rừng già và của sôcôla.

Đúng ra thì chỉ có phần thịt cà phê được lên men tiêu hoá. Hạt cà phê còn có lớp vỏ cứng bảo vệ, cho nên nếu như có chịu tác dụng của enzym đi chăng nữa thì tác dụng đó cũng là rất nhỏ. Để đảm bảo sức khỏe cho chồn, vào những tháng có cà phê, chồn sẽ không ăn cà phê suốt mà cách 3 ngày ăn một lần, các ngày khác sẽ ăn cháo gà, cháo đường, thịt gà, trái cây.

Yêu tố chất lượng

Như vậy, tóm gọn lại để có Vị và Hương cà phê Chồn “thứ thiệt” cần phải có những yếu tố chủ yếu sau đây:

  • Quả cà phê là nguyên liệu để chồn chọn ăn phải chín mọng (lượng đường cao nhất trong phần thịt quả).
  • Thời gian ăn quả cà phê của chồn là vào khoảng nửa đêm.
  • Có các men, vi sinh vật từ trong dạ dày và ruột chồn hương, để phân hủy lớp thịt nhớt bao quanh hạt nhân cà phê.
  • Quá trình lên men tự nhiên trong dạ dày và ruột chồn khoảng 24 giờ, trong
  • pham vị nhiệt độ thân nhiệt của con chồn – tức là vào khoảng 37oC.
  • Quá trình phơi cà phê thóc do chồn thải ra ở dưới bóng cây râm mát tự nhiên có thời gian trên dưới 3 tháng mới được thu lượm.

Chu trình xảy ra khép kín hoàn toàn tự nhiên như trên đã tạo ra sản phẩm có hương vị đặc biệt hấp dẫn quyến rũ của cà phê chồn. Nếu tạo ra sản phẩm cà phê chồn nhân tạo như: chồn ăn quả cà phê chưa chín mọng, lẫn cả quả còn ương – Khi lượm hạt cà phê do chồn thải ra liền đem đi rửa và phơi ngoài nắng, mặt khác nơi nuôi và địa điểm cho chồn ăn lại không đảm bảo vệ sinh cần thiết v.v…

Vì vậy mặc dù hạt cà phê có được con chồn thải ra do con người nuôi nhưng thiếu những yếu tố tự nhiên cần phải có thì cũng không thể tạo ra sản phẩm cà phê chồn mang đầy đủ bản chất tự nhiên.

Mùi Vị và 

Một sản phẩm thành phẩm cà phê chồn trên thực tế chất lượng hạt cà phê sau khi qua dạ dày loài cầy vòi hương có thay đổi nhưng không nhiều.

Nhìn chung vẫn giữ lại một phần Hương cà phê Chồn nguyên chất, nếu chịu khó cảm nhận bạn có thể nếm được vị bùi bùi, dìu dịu vừa ngai ngái, phảng phất mùi của khói và hương vị sô cô la. Nhiều người uống loại cà phê này không chỉ vì hương vị mà còn vì đẳng cấp của nó.

Thị trường

Đối với những người sành cà phê thì Kopi Luwak của Indonesia ngon hơn và giá thành do vậy cũng cao hơn. Một kg Kopi Luwak có giá thành khoảng 20 triệu VND (1300 USD) và mỗi năm cũng chỉ có khoảng 200 kg được bán trên thị trường thế giới.

Trên thế giới chỉ một số nước sản xuất được loại cà phê này như Indonesia, Philippines, Ethiopia, Việt Nam… với số lượng rất hạn chế. Tại Việt Nam, loại cà phê này cũng được sản xuất tại Tây nguyên, thường được gọi là “cà phê Chồn” Nguyên tắc sản xuất thì hoàn toàn giống như tại Indonesia.

Mặt khác, những người trong nghề khẳng định tính huyền thoại của cà phê chồn Việt Nam và xếp vào hạng đắt nhất thế giới.Thương hiệu Trung Nguyên đã sản xuất thương hiệu cà phê chồn riêng có tên Weasel Coffee Trung Nguyen, với đơn giá mỗi kg là 3.000 USD, cao hơn nhiều so với Kopi Luwak được rao dưới 600 USD một kg của Indonesia.

Các tìm kiếm liên quan đến Hương cà phê Chồn

  • Cà phê chồn chính hàng
  • Giá 1 ly cà phê chồn
  • Cà phê chồn bao nhiêu tiền 1kg
  • Giá cà phê chồn Trung Nguyên
  • 1 ly cafe chồn giá bao nhiêu
  • Giá cà phê chồn Đà Lạt
  • Cà phê chồn xuất xử từ đầu
  • Cà phê chồn giá bao nhiêu tiền 1kg

 

1 những suy nghĩ trên “Hương cà phê Chồn – Hương Liệu Thực Phẩm

  1. Pingback: Màu Caramel trong sản xuất cà phê || Màu Thực Phẩm || Cty LIME VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *