Ngành công nghiệp thực phẩm là một ngành khoa học đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của con người, mà còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Hiện nay, ngành công nghiệp thực phẩm ở nước ta là một trong những ngành phát triển mạnh và trong tương lai sẽ đạt được những bước phát triển vượt bậc, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và làm giàu nguồn thực phẩm cho xã hội.Cùng Lime Việt Nam timg hiểu thêm về phụ gia ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và phụ gia hương liệu nước giải khát nói riêng nhé !!!
Xem thêm bài viết: HƯƠNG SỮA BÁNH MÌ NGỌT
Tổng quan về phụ gia hương liệu nước giải khát
Chúng ta dùng nước không chỉ đáp ứng lượng nước cần cho cơ thể và còn chú ý đến giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan.
Một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan cho nước giải khát là chất phụ gia.
Phụ gia trong nước giải khát nói chung, giúp tăng mùi vị, màu sắc, thời gian bảo quản của sản phẩm, thậm chí giúp giảm chi phí sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm.
Tuy nhiên cũng không vì những mục đích trên mà lạm dụng một cách thái quá chất phụ gia, mà phải tuân theo các quy định về vệ sinh an toàn trong việc sử dụng chất phụ gia trong nước giải khát, đảm bảo sức khỏe cho người dùng.
Chúng ta cần có cái nhìn khách quan hơn về các loại thức uống được tiêu thụ trên thị trường hiện nay, nên tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm nào phù hợp với yêu cầu của mình và thực sự hữu ích cho bản thân và gia đình.
Một số phụ gia thực phẩm đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ; ví dụ bảo quản bằng làm dưa chua (với giấm), ướp muối- chẳng hạn như với thịt ướp muối xông khói, hay sử dụng SO2 như trong một số loại rượu vang.
Một số phụ gia hương liệu nước giải khát
Chất màu thực phẩm (E100-E180): Các chất tạo màu cho thực phẩm sẽ làm tăng giá trị cảm quan của thực phẩm.
Chất bảo quản (E200-E297): là các hóa chất tự nhiên hay tổng hợp được thêm vào thực phẩm để ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng gây ra bởi sự phát triển của các vi sinh vật hay do các thay đổi không mong muốn về mặt hóa học
Chất chống oxi hóa (E33-E321): các chất có khả ngăn ngừa, làm chậm quá trình oxy hóa xuống cấp trong thực phẩm.
Hương liệu:
- Hương trái cây: cam , dâu, xoài , dưa hấu , chanh , đào , vải
- Hương trà, cà phê
- Hương đường đen
- Hương bí đao
- Hương yến
- Hương socola
- Hương tăng lực
- Hương cola
- ….
Yêu cầu khi sử dụng chất phụ gia
Đúng đối tượng thực phẩm và liều lượng không vượt quá giới hạn an toàn cho phép.
Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn quy định cho mỗi chất phụ gia.
Các chất phụ gia thực phẩm trong “ Danh mục lưu thông trên thị trường” phải có nhãn đầy đủ các nội dung quy định.
Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm: trước khi sử dụng một phụ gia thực phẩm cần chú ý xem xét
- Chất phụ gia có nằm trong danh mục hay không
- Chất phụ gia có được sử dụng đối với loại thực phẩm mà cơ sở đó định sử dụng hay không