LIPRO 282 – Chất bảo quản Calcium Propionate – Chất bảo quản bánh mì

Chất bảo quản Calcium Propionate – Chất bảo quản bánh mì – E282 là một trong những chất phụ gia thực phẩm phổ biến và an toàn để hạn chế nấm mốc cho bánh mì. Đây là một trong những chất thuộc danh mục chất bảo quản được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong hầu hết các loại thực phẩm. Công ty TNHH Lime Việt Nam là nhà nhập khẩu và phân phối với giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định.

1. Chất bảo quản Calcium Propionate – Chống mốc bánh mì ngọt – E282

  • Tên tiếng anh: Calcium Propionate (E282)
  • Xuất xứ: Trung Quốc
  • Trạng thái: dạng bột mịn, màu trắng
  • Quy cách: 25kg
  • Hàm lượng sử dụng: 3-5g/ kg sản phẩm
  • Chất bảo quản tự nhiên, an toàn, không bị giới hạn sử dụng (GMP), theo phụ lục 3 Thông tư số 24/2019/TT-BYT
  • Công dụng: bảo quản các loại bánh mì , bánh tráng pía, ….

2. Cách làm bánh mì ngọt

Nguyên liệu cho công thức làm bánh mì ngọt cơ bản

  • 250g Bột mỳ làm bánh mỳ
  • 50g Đường
  • 2g Muối
  • 5g Men nở
  • 130g Sữa tươi
  • 25g Trứng đã đánh tan
  • 42g Bơ động vật loại không muối – đun chảy

Các bước làm bánh mì ngọt

Bước 1:

Trộn đều bột mỳ, đường, muối vào trong âu.

Bước 2:

Tiếp đến cho men nở vào trong âu bột đã trộn và đẩo đều

Bước 3:

Ở giữa âu bột, bạn nên tạo một lỗ để cho sữa tươi, trứng, bơ vào trong âu. Dùng spatula trộn đều phần chất lỏng này với phần bột trước đó để quyện vào nhau thành một khối nhất định.

Bước 4:

Chuẩn bị một mặt bàn thật sạch hoặc lót tấm trải cán bột. Rắc một chút bột áo ra bàn để bột trộn không bị dính. Lấy cục bột đã trộn trên ra nhào.

Cách nhào bột: 1 tay bạn giữ, 1 tay cầm bột kéo ra xa, gập bột lại, xoay cục bột 90 độ và lặp lại như ban đầu. Khi bột đã bắt đầu róc, không dính bàn và không dính tay thì có thể cầm cục bột đập mạnh xuống bàn vài lần và lại lặp lại quá trình như trên.

lam-banh-mi-ngot

Lưu ý khi nhào: Với các bạn mới nhào bột thì quá trình này sẽ mất khoảng 30 phút – 1 tiếng. Còn nếu trong quá trình làm bạn mệt, mỏi tay có thể cho bột vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 15 phút rồi lấy ra tiếp tục nhé. Bột nhào đạt độ chuẩn là khi kéo màng mỏng mà màng không bị rách.

Bước 5:

Sau khi đã nhào xong, tiếp theo cho cục bột vào âu đã bôi sẵn 1 lớp mỏng dầu ăn. Bọc kín bằng 1 chiếc khăn sạch hoặc màng bọc thực phẩm. Ủ bột trong vòng 1 tiếng, tùy điều kiện thời tiết (trời lạnh cần ủ lâu hơn).

Bước 6:

Bột ủ đạt lần 1 lấy ra nhào sơ lại 2-3 phút. Sau đó, chia bột thành các viên bằng nhau, túm các mép lại để mặt trên của viên bột căng mịn.

Bước 7:

Ấn dẹt các viên bột ra rồi cuộn lại thành một thanh dài, tiếp tục dùng cán mỏng thanh bột ra và lại cuộn lại. Cứ như vậy, làm tương tự với các viên bột còn lại.

lam-banh-mi-ngot

Bước 8:

Lấy 1 khuôn bột chuyên dùng làm bánh mì ngọt và quét 1 lớp dầu mỏng lên. Xếp các viên bột đã cuộn vào khuôn đó. Ủ bột lần 2 trong 1 tiếng (bạn nên phủ khuôn bằng khăn để bột không bị khô).

Bước 9:

Làm nóng lò nướng trước 20 phút ở 175 độ C. Khi bánh ủ xong, phết 1 lớp trứng đánh tan để cho bánh vàng thơm hơn. Bạn có thể rắc thêm vừng hoặc hạnh nhân nếu thích. Và sau đó nướng bánh khoảng 20-25 phút. Lấy bánh ra, mặt bánh sẽ có màu vàng nâu rất đẹp mắt. Cuối cùng, bạn đã hoàn thành và làm bánh mì ngọt thành cồn rồi đấy.

lam-banh-mi-ngot

Những lỗi thường gặp khi làm bánh mì ngọt

Bánh mì nở ít, đặc và cứng

Một trong những lý do đó là:

– Bột quá khô và cứng. Trong thời gian nhào bột, bạn có thể đã trót dùng quá nhiều bột áo để chống dính tay và dính mặt bàn, khiến cho khối bột bị khô và chắc, nặng. Đay chính là điều làm cho bánh khi nướng không thể nở được mà trở thành một khối gần như y nguyên, cứng và đặc. Bột sau khi nhào xong yêu cầu cần hơi dính và mềm mượt.

– Dùng quá nhiều muối. Bạn có biết không? Muối chính là kẻ thù giết chết men, men chết thì bánh mì không thể nở được.

– Lượng men bạn dùng không đủ.

– Nhiệt độ để bột nở không đủ, nói cách khác là nhiệt độ môi trường quá mát, hoặc lạnh, trong khi đối với bánh mì thì cần có nhiệt độ môi trường ấm. Khi môi trường bị mát hoặc lạnh, men sẽ không hoạt động được.

– Thời gian để cho bột nở chưa đủ, còn quá ngắn thì bạn đã vội đem bột đi tạo hình và nướng, bột khi đó chưa đạt được đến độ nở của nó.

– Bạn quên mất không nhào bột trước khi tạo hình bánh cuối cùng.

– Khi nướng bánh nhiệt độ của lò nướng quá cao, vượt mức phù hợp để nướng bánh.

lam-banh-mi-ngot

Bánh mì không nở

Một số nguyên nhân có thể do:

– Cho men vào nước quá nóng khiến men bị chết.

– Cho trực tiếp muối vào lẫn với men để nhào, muối cũng sẽ làm cho men bị chết hoặc hạn chế khả năng hoạt động của men rất nhiều.

– Tỉ lệ bột không cân xứng với các nguyên liệu khác, bạn đã dùng quá nhiều bột áo để chống dính trong lúc nhào bột và tạo hình bánh.

Bánh có vị chua và mùi men rõ rệt

– Bột đã bị nở quá nhiều trong thời gian quá dài. Không nên để bột nở quá cao, nên để bột sau khi nhào được nở lên gần gấp đôi là vừa đủ.

– Thời gian nướng bánh chưa đủ: nếu bạn nướng không đủ thời gian, bánh vẫn chưa thoát được hết hơi của men trong đó nên vẫn còn mùi vị chua.

– Nhiệt độ ủ bột quá cao khiến bột khi ủ đã nở lên quá nhanh. Bạn nên kiểm soát nhiệt độ ủ bánh trong khoảng từ 24 – 29 độ C.

– Có thể bạn sử dụng quá nhiều men.

– Nhào bột chưa đủ kĩ cũng khiến cho men chưa thể phát huy hết tác dụng.

lam-banh-mi-ngot

Về ruột bánh

– Ruột bánh bết đặc. Khi nướng ở nhiệt độ quá thấp hoặc lấy ra khỏi lò hơi sớm

– Ruột bánh không mềm và khô. Sử dụng nước khi đổ vào quá ít

– Ruột bở không dai

3 Các sản phẩm liên quan khác

Công ty Lime Việt Nam luôn là nhà cung cấp uy tín, đối tác đáng tin cậy song hành cùng sự thành công của khách hàng. Công ty cam kết chỉ sản xuất, cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng. Nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm định, an toàn về sức khỏe, được cục an toàn thực phẩm bộ y tế cấp phép.

Ngoài ra, công ty chúng tôi còn cung cấp hương liệu và phụ gia khác ứng dụng trong sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, thạch,… Tham khảo thêm tại đây:

Tìm kiếm có liên quan
Chất chống mốc trong bánh
Chất chống mốc bánh
Cách bảo quản thực phẩm chống mốc
Chất chống mốc thực phẩm
Chất chống mốc trong bánh trung thu
Chất bảo quản chống nấm mốc
Chất bảo quản bánh mì
Chất bảo quản trong bánh mì

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *