Công nghệ sản xuất bánh trung thu theo dây chuyền ngày càng xuất hiện nhiều và công nghệ ngày càng hiện đại hơn bởi tính năng suất của nó. Nhưng không thể phủ định rằng bánh trung thu truyền thống được sản xuất thủ công vẫn giữ được chỗ đứng nhất định trong thị hiếu người tiêu dùng.Tuy nhiên, theo nhu cầu của thị trường, bánh trung thu cần được bảo quản lâu hơn. Việc sử dụng chất Phụ gia chống mốc An toàn cho bánh trung thu là mong muốn của nhiều cơ sở sản xuất. Cùng Công Ty TNHH Lime Việt Nam tìm hiểu Phụ gia chống mốc An toàn cho bánh trung thu nhé!
1. Giới thiệu Phụ gia chống mốc An toàn cho bánh trung thu
- Tên gọi: Hỗn hợp phụ gia thực phẩm Nasa R102 Plus
- Thành phần: hỗn hợp muối acetate, muối erythorbate,…
- Màu sắc: màu ngà đến vàng nhạt
- Quy cách: 1Kg và 25Kg/Thùng
- Xuất xứ: Nguyên liệu Thái Lan
- Hàm lượng sử dụng: 2-3g/kg
- Mục đích sử dụng: chất bảo quản, chất chống oxy hóa, chất điều chỉnh độ acid, chất ổn định,…
Đối tượng sử dụng:
- Các loại bánh kẹo
- Mỳ ống, mì dẹt đã được làm chín và các sản phẩm tương tự.
- Đồ tráng miệng làm từ ngũ cốc tinh bột
- Bột nhão
- Các sản phẩm từ gạo đã chế biến hoặc làm chín bao gồm cả bánh gạo(chỉ dùng cho người Á Đông)
- Các sản phẩm từ đậu nành (không bao gồm các sản phẩm gia vị từ đậu nành thuộc mã nhóm thực phẩm 12.9)
- Các loại bánh nướng
- Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt thú nguyên miếng cắt nhỏ đã qua chế biến.
- Sản phẩm thịt, thịt gia cầm và thịt thú xay nhỏ đã qua chế biến
- Thủy sản, sản phẩm thủy sản sơ chế, kể cả nhuyễn thể, giáp xác, da gai.
- Thực phẩm mặn ăn liền
ĐĂNG KÝ NHẬN MẪU THỬ MIỄN PHÍ/MUA HÀNG LIÊN HỆ MS PHỤNG: 0909 935 427
2. Cách làm bánh trung thu truyền thống
Dù có bao nhiêu phiên bản mới lạ, bánh Trung thu truyền thống vẫn chiếm được cảm tình của rất nhiều người. Đừng lo lắng về việc bạn không phải là “dân chuyên”, bởi làm bánh trung thu thực chất không hề khó nhằn như bạn nghĩ đâu. Chỉ cần bỏ một tí công sức tìm hiểu, đặt một tí tấm lòng, tham khảo kỹ công thức là có thể xắn tay áo vào bếp làm ngay những chiếc bánh đặc biệt cho ngày rằm tháng 8 rồi đó!
Nguyên liệu:
Phần vỏ bánh
400gr Bột mì số 8 250gr Nước đường 50gr Dầu ăn 1 Lòng đỏ trứng gà
Phần nhân bánh 10 quả Trứng vịt muối 1 muỗng canh Rượu trắng 1 Củ Gừng 100gr Mứt bí 100gr Mứt gừng 100gr Mứt chanh 100gr Mè trắng 100gr Hạt điều 100gr Hạt dưa 5 Lá chanh 200gr Lườn gà 100gr Lạp xưởng |
Hỗn hợp phết mặt bánh
2 Lòng đỏ Trứng vịt 1 Lòng đỏ Trứng gà 2 Muỗng canh Dầu mè
Gia vị nhân bánh 100gr Bột bánh dẻo 1 muỗng canh Dầu mè 10ml Rượu mai quế lộ 100gr Mạch nha 50gr Nước đường 1/2 Muỗng cà phê Muối 1/4 Muỗng cà phê Hạt nêm
Phần mỡ đường 150gr Mỡ heo 100gr Đường trắng |
Thực hiện
Bước 1: Xử lý trứng muối
Tách lấy lòng đỏ trứng vịt muối, để riêng trong một cái tô để tránh bị vỡ. Để khử mùi tanh, ta ngâm lòng đỏ với rượu trắng, gừng đập dập trong khoảng 15 phút, sau đó xả lại với nước sạch. Ướp lòng đỏ với 10gr đường trắng, 1 muỗng canh dầu mè trong 30 phút rồi sau đó mang đi hấp với lửa nhỏ 30 phút nữa.
Bước 2: Làm vỏ bánh nướng
Trộn đều Nguyên liệu làm vỏ bánh trong 1 cái tô lớn. Sử dụng các ngón tay, quay và xoay đều thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ để hỗn hợp hòa quyện vào nhau. Dùng xẻng gạt bột qua một bên, cho từ từ bột mì vào, tiếp tục trộn và nhào bột thật đều. Làm như tương tự như vậy khoảng 7-8 lần (mỗi lần cho bột mì vào phải nhào đều cho tan hết bột áo).
Bước 3: Làm mỡ đường
Xem cách làm Mỡ đường chi tiết
Rửa sạch, để ráo phần mỡ heo. Chần sơ phần mỡ qua nước sôi sau đó để nguội, ráo. Cắt mỡ heo thành từng viên hạt lựu nhỏ cỡ ngón tay. Rải và trộn đều mỡ với 100gr đường trắng còn lại. Cho nguyên liệu ra khay, dàn đều thật mỏng, phơi ngoài nắng khoảng 1 ngày. Mỡ heo đạt yêu cầu là khi nhìn thấy mỡ trong, mềm.
Bước 4: Chế biến chà bông gà
Lườn gà rửa sạch, để ráo. Cắt lườn gà thành những lát mỏng, to rồi ướp với 1/2 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê hạt nêm khoảng 15 phút. Làm nóng lò trước 15 phút ở nhiệt độ 150 độ C. Cho lườn gà vào nướng khoảng 45 phút. Sau đó để nguội, xé lườn gà thành những sợi nhỏ. Làm nóng chảo, cho thịt gà vào, đảo đều nhỏ lửa đến khi thịt gà khô lại, chuyển qua màu vàng nhạt.
Bước 5: Làm nhân thập cẩm
Cho lần lượt mứt bí cắt hạt lựu, mứt chanh, mứt gừng cắt sợi nhỏ, mỡ đường, hạt mè, hạt điều tách nhỏ, hạt dưa, bột bánh dẻo, 1 muỗng canh dầu mè, 10ml rượu mai quế lộ, lá chanh, chà bông gà, lạp xưởng vào 1 cái tô lớn, trộn đều. Đun tan chảy mạch nha, đổ từ từ vào hỗn hợp, dùng tay nhào để mạch nha ngấm đều vào nhân. Cho 50gr nước đường vào, tiếp tục trộn đều. Dùng tay bóp hơi mạnh cho phần nhân dẻo lại, vo thành viên tròn. Mỗi nhân khoảng 110gr.
Bước 6: Hoàn thành phần nhân bánh
Dùng tay đè nhân bánh xẹp ra, cho lòng đỏ trứng vịt muối vào, vo lại thành viên sao cho phần nhân bao bọc hết lòng đỏ trứng vịt muối. Khối lượng nhân lúc này khoảng 130gr. Hạt mè, hạt điều, hạt dưa cho lần lượt vào chảo khô, rang nhỏ lửa cho đều tay, để riêng. Lá chanh rửa sạch, lau khô, cắt sợi nhỏ. Lạp xưởng mua về cho vào lò nướng khoảng 15 phút ở nhiệt độ 150 độ C.
Bước 7: Tạo hình bánh
Cân vỏ bánh mỗi viên khoảng 75gr, vo tròn đều. Dùng má bàn tay ấn nhẹ sao cho viên vỏ bánh dẹp ra. Đặt viên nhân trứng muối vào, nhẹ nhàng dùng tay vuốt đều bột bao phủ xung quanh viên nhân sao cho thật đều. Áo quanh bánh một lớp bột mì.
Dùng cọ quét sạch các mặt trong khuôn bánh. Nhẹ nhàng đặt viên bánh vào khuôn. Sử dụng 2 tay, ấn một lực thật mạnh lên bánh sao cho bánh nằm đều trong khuôn. Tiếp tục dùng má bàn tay ấn nhẹ đều các cạnh để tạo các góc, mép như vậy bánh sẽ đều, đẹp hơn. Từ từ lấy nhẹ bánh ra khỏi khuôn, tránh làm vỡ bánh.
Bước 8: Nướng bánh
Làm nóng lò nướng trước 10 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Giai đoạn 1 xếp bánh lên khay nướng, cho bánh vào lò nướng 15 phút (lửa trên). Giai đoạn 2 lấy bánh ra cho bánh nghỉ 15 phút. Sử dụng cọ quét khô, phủi các lớp bột áo trên bánh cho bánh được rõ nét, sạch.
Trong thời gian bánh nghỉ, pha màu quét bánh. Cho các Nguyên liệu phần quét bánh đã chuẩn bị vào chén, khuấy đều (có thể cho thêm 2-3 muỗng cà phê lòng trắng trứng vịt). Rây hỗn hợp qua rây cho thật mịn để loại bỏ những cặn, bã. Dùng cọ quét hỗn hợp lòng đỏ trứng lên bánh. Cuối cùng, cho bánh vào lò nướng ở tầng 2 trong 10 phút ở nhiệt độ 200 độ C (lửa trên và dưới). Cứ 5 phút lấy khay ra, đổi ngược khay nướng lại ở tầng 3, tiếp tục nướng đến khi hết thời gian.
Bước 9: Hoàn thành
Lấy bánh ra, để nguội hẳn rồi cho vào hộp bảo quản ở nơi thoáng mát. Bánh có thể sử dụng trong vòng 10 ngày.
3. Các sản phẩm liên quan khác
Công ty Lime Việt Nam luôn là nhà cung cấp uy tín, đối tác đáng tin cậy song hành cùng sự thành công của khách hàng. Công ty cam kết chỉ sản xuất, cung cấp các sản phẩm đảm bảo chất lượng. Nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm định, an toàn về sức khỏe, được cục an toàn thực phẩm bộ y tế cấp phép.
Ngoài ra, công ty chúng tôi còn cung cấp hương liệu và phụ gia khác ứng dụng trong sản xuất bánh kẹo, nước giải khát, thạch,… Tham khảo thêm tại đây:
- Chất bảo quản bánh nướng
- Chất bảo quản bánh bông lan
- Chất bảo quản bánh in
- Chất bảo quản bánh mì ngọt
- Chất bảo quản E282
- Chất bảo quản bánh cốm